1/ Nội dung:
Bài thơ cho thấy tình yêu thiết tha đối với những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
+ Niềm yêu mến, gắn bó, sự đồng cảm, sẻ chia đối với cảnh vật khi chiều về.
+ Niềm cảm động, hân hoan đến trào nước mắt trước niềm vui lao động bình dị của cô thôn nữ.
2/ Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển.
Cụ thể:
+ Sự vận động của hình ảnh thơ: Từ tĩnh sang động
Từ bóng tối ra ánh sáng
⇒ Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh.
* Dặn dò:
- Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh và vẻ đẹp tâm hồn của HCM và đọc thuộc lòng bài thơ. - Bài mới: Đọc và soạn bài "Từ ấy" của Tố Hữu"
Số tiết: 86. Bì dạy: TỪ ẤY Tố Hữu A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
- Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tác dụng của lí tưởng đối với cuộc đời của nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu... trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.
B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thuyết trình, thảo luận, đối thoại
- Cho HS đọc diễn cảm, dùng hệ thống câu hỏi và gợi dẫn để HS mổ rộng liên tưởng - Cho HS tìm ý chính trong từng khổ thơ, phân tích
- GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh ý giúp HS nắm được trọng tâm bài
C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:
SGK, SGV, thiết kế bài học
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: - Cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 86 và trả lời câu hỏi: ? - Hãy nêu những nét chính về tác giả Tố Hữu? ? - Nêu những tác phẩm chính của Tố Hữu?
?- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả: 1/ Tác giả:
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kiến Thành, sinh tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- 1938 được kết nạp Đảng.Giác ngộ CM trong thời kì “Mặt trận dân chủ” ở Huế.
- Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937- 1938. Đến tháng 4/1939 thì bị Pháp bắt giữ ở các nhà lao Miền Trung - Tây Nguyên. Năm 1942 vượt ngục Đắclay, tiếp tục hoạt động bí mật đến 1945, sau đó được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn.. ông được giải nhất VH hội nhà văn VN 1954-1955, giải thưởng HCM về VHNT 1996, 1999
2/ Tác phẩm “Từ ấy”:
a) Xuất xứ:
- “Từ ấy” là tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng - Bài thơ “Từ ấy” trích trong phần “Máu lửa”, viết 1938.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
Ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, của khung người cùng phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong
? - HS đọc bài thơ theo hướng dẫn của GV và xác định giá trị?
? - Nêu nội dung, chủ đề của bài thơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
thơ:
? - TH đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặplítưởng? - Tứ thơ của bài này là gì? (ý khái quát điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ “Từ ấy”)
- Tìm câu thơ có dùng hình ảnh so sánh tương tự? (CN M.Lênin, như mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng...” HCM)
- GV có thể liên hệ với thơ CLV, XD (“cho tôi một tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa...”, “Ta là một là riêng là thứ nhất. Không có chi bè bạn .... cùng ta”, để giúp HS hiểu sâu hơn phần 2) ? - Hãy nhận xét hình ảnh, màu sắc, âm thanh, không gian của đoạn thơ? (thanh
cuộc đời Tố Hữu, ghi nhận lại kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc. Năm 1938 Tố Hữu viết “Từ ấy”
c) Giá trị:
- “Từ ấy” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu nói riêng và thơ CM 1930-1945 nói chung
- “Từ ấy” được sáng tác bằng hình thức thơ mới, là một thành công xuất sắc của TH cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
d) Nội dung chủ đề:
- Bài thơ thể hiện trạng thái hưng phấn, sung sướng khi tiếp thu ánh sáng mặt trời chân lí, là lời tự nguyện của 1 thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CM gắn bó với quần chúng, đấu tranh cho những người lao khổ.
- Bài thơ dùng hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên để thể hiện niềm vui sướng, bừng ngộ khi tiếp cận ánh sáng chân lí CM.