II. CỦNG CỐ: I LUYỆN TẬP:
2/ Diễn biến phần kết đoạn trích:
Chi tiết về cái chết của Phăng-tin, sự khác biệt giữa GVG và Gia-ve về hành vi đối với người đã khuất, một lần nữa đã giúp nhà văn tạo được ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác; giúp người đọc phân biệt được thiện nhân và ác nhân:
a) Gia-ve:
Không quan tâm đến người phụ nữ đã tắt thở, Gia-ve vẫn rắp tâm bất bằng được GVG mặc dù hắn ý thức rất rõ chính hắn là tác nhân gián tiếp gây nên cái chết của người mẹ đáng thương:
- Đừng có lôi thôi... . Tao không đến đây để nghe lí sự... Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay ...
Hắn định đi gọi lính tráng, nhưng lo GVG thừa cơ trốn mất. Hắn đành đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời GVG.
Tình thương người, đặc biệt là những người khốn khổ đã được nhà văn xây dựng như thế nào qua hành vi của GVG đối với người đã khuất?
Đề gởi gắm thông điệp tình thương, nhà văn đã sáng tạo những hình thức nghệ thuật gì trong trích đoạn này?
Theo em, Gia-ve có phải là người cầm quyền khôi phục
b) Giăng-van-giăng:
Hành vi với người đã khuất:
+ ... bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin...
+ Trong nỗi thương xót khôn tả, ... một lúc lâu, ông... cúi ghé lại gần và thầm thì bên tai Phăng-tin.
+ Lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đi ngay ngắn giữa gối ...
+ Vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải, ... vuốt mắt cho chị.
+ Quì xuống trước bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giương, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn.
→ Cái cách GVG - một người khốn khổ, sửa soạn lại tư thế cuối cùng cho Phăng-tin - một người khốn khổ khác chứng tỏ ông vẫn tôn trọng người đàn bà đáng thương kia ngay khi chị đã qua đời → cái nhìn nhân văn về con người, về tình người của tác giả V. Huy - gô.
Ở thế giới bên kia, dường như Phăng-tin cảm nhận được đầy đủ sự chăm sóc ấy, sự tử tế, nhân đạo ấy nên Phăng-tin đã cười “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt...”
→ hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường, phi thường, Huy-gô đã dùng bút pháp lãng mạn khi xây dựng hình tượng nhân vật GVG. Ở GVG, tác giả không dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ như Gia-ve mà qua diễn biến trên với những tình tiết vừa nêu, hình ảnh GVG không khác hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế.
* Phần bình luôn ngoại đề, tác giả để cho nhân vật thầm thì bên tai kẻ đã chết và đặt hàng loạt câu hỏi: Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồngbỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? → ngợi ca một con người khác thường mà trái tim tràn ngập yêu thương.
Khẳng định Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại là một quan niệm không giống quan niệm bình thường về cái chết, cõi vĩnh hằng: nhà văn đã đặt vào đấy một cách nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với bóng tối.
Rõ ràng, cho đến giây phút cuối cùng, trong cái nhìn của Phăng-tin, GVG vẫn là ông Ma-đơ-len. Xơ Xem-plit-xơ khẳng định đã chứng kiến hình ảnh Phăng-tin cười khi đi vào cõi chết lúc GVG thì thấm vào tai nghĩa là trong cảm nhận riêng của Xơ, GVG vẫn là thị trường Ma-đơ-len.
* Nhận xét:
Mặc dù bị Gia-ve hạ nhục trước hai phụ nữ nhưng GVG vẫn tỏ vẻ nhún nhường, nói năng bình tĩnh, lễ phép với Gia-ve.
uy quyền không khi kết thúc đoạn trích là câu nói của GVG: Giờ thì tôi thuộc về anh.
Chính điều này khiến người đọc có cảm giác vai trò thị trưởng không còn. Đến khi phải chứng kiến Phăng-tin chết một cách đau đớn, khổ sở, GVG không còn lý do gì để tôn trọng ác thú nên đã hành động dứt khoát: kết tội Gia-ve, tìm vũ khí tự vệ, kiên quyết yêu cầu: Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này và Gia-ve đã thực sự sợ hãi khi đối diện với GVG. Vì vậy, trong trích đoạn, người đã từng cầm quyền thị trường và thực sự khôi phục uy quyền chính là GVG.