Nhận xét của thầy cô giáo

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 47 - 49)

giáo

Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một anh hùng trong thời kỳ đổi mới - Họ và tên: Giới tính Bí danh

- Năm sinh: - Quê quán:

- Trình độ văn hóa

- Quá trình vươn lên, phấn đấu làm giàu cho gia đình

- Đóng góp tích cực cho quê hương về cơ sở vật chất, về tinh thần

- Tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng mới, đạo đức mới

- Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới

Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một nhân vật trong lịch sử là: + Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

- Họ và tên - Tên tự - Tên hiệu

- Năm sinh, năm mất

- Điều mà đương thời và đời sau ngưỡng mộ về Trần Quốc Tuấn

- Vai trò và vị trí trong lịch sử và đời sống nhân dân của Trần Quốc Tuấn

Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một nhân vật là tác giả văn học: + Đại thi hào Nguyễn Du

- Họ và tên - Tên tự - Tên hiệu

- Năm sinh, năm mất - Quê quán

- Gia đình (cha, mẹ, anh, chị em ruột thịt) - Quá trình vươn lên trở thành nghệ sĩ thiên tài - Số lượng và giá trị tác phẩm

- Vị trí Nguyễn Du trong nền văn học dân tộc

- Năm 1965 UNESCO đã ra quyết định công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa.

- Tác phong trình bày - Nội dung trình bày - Cách trình bày

+ Có đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu không + Bố cục bản tóm tắt

+ Cách dùng từ có phù hợp không + Cho điểm từng tổ

NGƯỜI TRONG BAO

A.P.Sê-Khốp

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trongbao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Be-li-cốp

- Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. Củng cố kỹ năng phân tích và khái quát chủ đề của truyện.

- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng... của tác phẩm.

C - PHƯƠNG PHÁP:

SGK, SGV, thiết kế bài học

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt

Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học

- Nắm vững nội dung, ý nghĩa chủ đề, nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật Người trong bao - Bê-li-cốp

Hoạt động 5:

- HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hướng dẫn của SGK, ghi vắn tắt trong vở những câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà).

Hoạt động 6:

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng minh ... sao cho HS đạt được mục tiêu và trọng tâm bài học.

- HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài, chốt ý, tự ghi bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV giới thiệu ngắn gọn những đặc sắc của văn học Nga thế kỷ XIX và nhà văn Sê-khốp. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả:

- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã

- Bên cạnh việc giới thiệu truyện như SGK, GV có thể chọn những cách vào bài khác. Chẳng hạn: có thể dẫn từ những công dụng của “cái bao” đến “lối sống trong bao” hoặc bằng hình thức đàm thoại gợi mở ngắn gọn với HS về vấn đề nay.

- GV hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu bố cục truyện (giới thiệu một số cách chia bố cục khác).

- Để HS có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật văn học, GV hướng các em tìm và nêu dẫn chứng trong văn bản dựa trên những khía cạnh tác giả đã xây dựng.

hội, giáo dục, văn hóa. Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu- kin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- Sê-khốp để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, Đồng cỏ; kịch nói: Hải âu, Cậu Va- nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào...

- Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm Sê-khốp đã đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa.

- Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2/ Tác phẩm:

- Người trong bao, truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái. “Người trong bao” Bê-li-cốp là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn.

- Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại ... phản ánh một thực trạng xã hội và có tính triết lí sâu sắc. Nguyễn Tuân (nhà văn Viết Nam) đã từng ca ngợi: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”.

- Bố cục truyện:

o Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo.

o Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

o Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y - người nghe chuyện.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w