TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Chân dung của Bê-li-cốp:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 49 - 52)

1/ Chân dung của Bê-li-cốp:

a) Vật dụng hằng ngày: cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ

để gọt bút chì ... đều được để trong bao.

b) Công việc hằng ngày: vì cho rằng cuộc sống hiện tại rất

đáng ghê tởm nên nhân vật thường ca ngợi quá khứ,

c) Sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày:

- Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm

- Tai luôn nhét bông

bành tô cổ bẻ đứng lên.

- Xe ngựa lúc nào cũng được kéo mui khi ra đường.

- Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng được bao bọc bởi một thói quen kì quặc: “đến nhà... kéo ghế ngồi... ngồi im như phỗng... rồi độ một giờ sau thì cáo từ”.

- Khi ngủ, kéo chăn trùm đầu kín mít, cửa sổ đóng kín mít, buồng nóng bức, ngột ngạt.

→ ngại tiếp xúc, va chạm → lối sống kì dị với “khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”, “trốn tránh cuộc sống thực”.

d) Ý nghĩ, nhận thức:

- “ý nghĩ của mình... cố giấu vào bao”

- thường xuyên lo âu, nhỏ chịu sợ hãi trước cuộc sống thường nhật → nhút nhát, ghê tởm hiện tại.

- Sợ nhỡ ra lại có chuyện gì, sợ kẻ trộm...”, suốt đêm ... mơ... những điều khủng khiếp”, “buổi sáng... mặt... tái nhợt rầu rĩ”.

- không dám làm trái mệnh lệnh cấp trên để được yên ổn. - sợ phát kinh, mắt hoa lên khi nhìn thấy thầy giáo, “đàn bà con gái” đi xe đạp, người trẻ tuổi mặc áo thêu ra đường, tay cầm sách ... và cho đó là buông thả, là không “còn ra cái thể thống gì nữa".

Nhận xét:

Khi nước Nga đang chuyển mình, bước vào thời kì phát triển mới, lối sống thu mình vào bao của Bê-li-cốp thực chất là lối sống ích kỉ, hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế, bảo thủ nên đã có những tác động tiêu cực đến xã hội: khiến người khác chùn bước trước cái mới; vì luôn làn theo mệnh lệnh cấp trên nên hết cấm đoán điều này đến cấm đoán điều nọ, báo cáo cấp trên những việc làm của cấp dưới khi chưa được chỉ thị cho phép (dù không sai trái) → không khí nặng nề, ức chế, sống trong tâm trạng đề phòng, dè chừng lẫn nhau ⇒ giao tiếp không thật lòng, cuộc sống bị bao trùm trong không khí giả tạo, đố kị, giáo điều, rập khuôn, máy móc. Trong điều kiện như vậy, cái đẹp, cái mới, hiện đại sẽ rất khó tồn tại và phát triển.

Điều đáng nói là: Bê-li-cốp luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống kì quái, hủ lậu của mình, đáng buồng hơn là: nhân vật luôn tự tin vào cách sống đúng mực của mình, không hề biết và thể biết sự tự nguyện, tự giác của một viên chức mẫn cán, tuân thủ nghiêm túc đã và đang khiến mọi người sợ, chế giễu, khinh ghét và ghê tởm... y đến như thế nào.

- GV gợi mở vấn đề để HS tìm một số hình ảnh, từ ngữ khái quát con người và tính cách của Bê-li-cốp.

- HS tìm mối liên hệ giữa lối sống, tính cách của Bê-li-cốp với thái độ, tình cảm của mọi người đối với y khi còn sống và khi đã “chầu âm phủ”

2/ Khái quát con người, tính cách của Bê-li-cốp:

Đó là kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc.

3/ Tác động, ảnh hưởng của lối sống trong bao của Bê-li-cốp:

- Đã có một số người tò mò, muốn thay đổi cách sống của Bê- li-cốp bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca nhưng điều đó không thể thay đổi, biến đổi cách sống, tính cách của y mà ngược lại, tính cách và lối sống ấy đã ám ảnh, làm cho tinh thần của mọi người thêm lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai.

4/ Về cái chết của Bê-li-cốp:

- Cái chết của Bê-li-cốp không chỉ là một chi tiết quan trọng mà còn là một biện pháo nghệ thuật, Sê-khốp dùng để đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao.

- Xét ở khía cạnh lô-gíc, dây là cái chết tất yếu khi cuối cùng, Bê-li-cốp đã tìm được cho mình một cái bao tốt nhất, bền vững nhất: được nằm vĩnh viễn trong quan tài

đúng với mong muốn của y.

- Mọi người cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng thoải mái nhưng chẳng lâu sau cuộc tổng tiếp tục diễn ra không khác trước: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, nhạt nhẽo → Bê-li-cốp là một tính cách điển hình, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một.bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX khi chế dự phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa, là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Sê-khốp.

III. TỔNG KẾT:

Hoạt động 7: Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá

Hoạt động 9: Gợi ý giải bài tập nâng cao

Hoạt động 7: Dặn dò

- Học bài - Làm bài tập - Chuẩn bị bài -

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬNA - MỤC TIÊU BÀI HỌC: A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Hiểu được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, bài soạn

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w