NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những người khốn khổ”)

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 56 - 57)

II. CỦNG CỐ: I LUYỆN TẬP:

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những người khốn khổ”)

(Trích “Những người khốn khổ”)

V. Huy-gô

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Phân tích, chứng minh được những nét đặc sắc của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại so sánh và ẩn dụ, trong nghệ tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện.

- Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa Ác và Thiện, Cường quyền và Nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ mà còn khẳng định một lí tưởng.

- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương giớng6 với một đề xuất mang t6ính chất một giải pháp xã hội để thực hiện lí tưởng: người yêu người, sống để yêu nhau theo cách nói của Huy-gô: yêu thương là hành động.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phân tích nghệ thuật để hướng tới ý nghĩa nội dung

- Có thể kế hợp hình thức sơ đồ để làm nổi bật sự so sánh, đối lập và hướng tới quy nạp.

C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:

SGK, SGV, thiết bị dạy học

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt

Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học

- Hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền: Giăng Van-Giăng là nhân vật trung tâm được Huy-gô dồn hết tâm huyết và bút lực để miêu tả và qua đó gởi gắm thông điệp về tình thương của mình.

- Những thủ pháp nghệ thuật và cách kết cấu sự phát triển của tình tiết trong khi kể chuyện đều hướng tới việc ca ngợi một con người khác thường, với trái tim tràn ngập tình thương, đều quy tụ về thế giới lý tưởng ⇒ sự đối lập không chỉ được vận dũng như một thủ pháp mà quan trọng hơn là ý nghĩa thẩm mĩ của nó.

Hoạt động 5: HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hướng dẫn của SGK, ghi vắn tắt

trong vở những câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà).  Hoạt động 6:

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng minh ... sao cho HS đạt được mục tiêu và trọng tâm bài học.

- HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài, chốt ý, tự ghi bài học.

GV giúp HS phận tích hành động, đối thoại của hai nhân vật để tự rút ra kết luận nhân vật nào mới thực sự là người khôi phục uy quyền.

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả: 1/ Tác giả:

a) Tiểu sử - Cuộc đời:

- Là tài năng sớm nở rộ, thuở thơ ấu, được coi là “thần đồng”, ông đã từng theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác trong những hành trình vất vả, thừa hưởng sự giáo dục sáng suốt của mẹ. đây là kho sách quý báu mà Huy-gô đã tận dụng được trong suốt thời thơ ấu.

- Những mâu thuẫn giữa cha mẹ đã buộc Huy-gô phải trả qua những trang đời, những trải nghiệm khắc nghiệt. Điều này không khiến nhà văn quá buồn phiền, ông xem đó là những trải nghiệm thực tế hấp dẫn, là những dấu ấn trong cuộc đời giúp ông có được vốn sống, kinh nghiệm để sáng tác.

- Cuộc đời Huy-gô đã có những hoạt động xã hội tác động mạnh mẽ đến tiến bộ xã hội.

- Là nhà văn đầu tiên của Pháp được chôn cất ở điện Păng- tê-ông.

b) Sự nghiệp:

- Tiểu thuyết của ông được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới và rất quen thuộc ở Việt Nam:

o Nhà thờ Đức Bà Pa-ri

o Những người khốn khổ

o Chín mưoi ba

- Thơ trữ tình được sáng tác đến cuối đời:

o Lá thu

o Tia sáng và bóng tối

- Về kịch, đã có tác phẩm gây sóng gió trên sân khấu lúc bấy giờ: Ec-na-mi (1830)

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục chính quyền,

qua tình tiết Phăng-tin không chịu đựng được cành Thị trưởng Ma-đơ-len bị nhục mạ là một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai nên đã hoảng hốt, hụt hẩng rồi tắt thở, tác giả đã làm nổi bật sự đối lấp giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng-van- giăng với sự đảo ngược vị thế xã hội.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 k2 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w