Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, ổn định và lành mạnh hóa nền kinh tế vĩ mô cũng như góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế, hạn chế tình trạng lừa đảo, các tổ chức phát hành muốn thực hiện việc phát hành chứng khoán để huy động vốn phải hội đủ các điều kiện hiện hành.
● Điều kiện cần
* Đối với phát hành cổ phiếu
+ Điều kiện định lượng
- Phải có vốn điều lệ ở mức nhất định không nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định.
- Sản xuất kinh doanh phải có lãi trong một khoảng thời gian nhất định tính đến thời điểm xin phát hành chứng khoán.
- Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
- Một tỉ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho 1 số lượng quy định công chúng đầu tư.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ một tỉ lệ tối thiểu nhất định vốn cổ phần của tổ chức phát hành trong thời hạn tối thiểu nhất định kể từ ngày kết thúc việc phát hành
- Trường hợp tổng giá trị theo mệnh giá của đợt phát hành vượt quá một mức nhất định thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
+ Điều kiện định tính
- Thành viên HĐQT và tổng giám đốc (giám đốc) phải có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
- Có phương án sử dụng có hiệu quả số vốn huy động được từ đợt phát hành.
- Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy nhất định,...
Trường hợp phát hành bổ sung: Ngoài các điều kiện như phát hành lần đầu còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Lần phát hành sau phải cách lần trước một khoảng thời gian nhất định. - Đã hoàn tất các đợt phát hành trước đó.
- Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu hiện đang lưu hành. Ở Việt Nam hiện nay, theo Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, một CTCP muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng cần thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán tối thiểu 10 tỷ đồng (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).
(2) Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
(3) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
+ Phải có tỉ lệ tối thiểu tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành bán cho một số lượng người đầu tư nhất định ngoài tổ chức, tùy theo quy mô vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
+ Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bản thân tổ chức phát hành trái phiếu là tổ chức tín dụng.
+ Phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người đầu tư và xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.
Ở Việt Nam hiện nay theo Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, tổ chức kinh tế là doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán tối thiểu là 10 tỷ đồng (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ số vốn huy động được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
● Điều kiện đủ
Ngoài các điều kiện cần nêu trên (điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể triển khai một đợt phát hành chứng khoán), để tăng khả năng thành công cho mỗi đợt phát hành, các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
- Nâng cao uy tín của tổ chức phát hành với nhà đầu tư,
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường để lựa chọn loại chứng khoán, thời điểm phát hành và phương thức phát hành thích hợp nhất nhằm thỏa mãn được các điều kiện của nhà đầu tư.