Khái niệm và đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC ● Khái niệm thị trường OTC

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 64 - 65)

2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:

3.2.1. Khái niệm và đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC ● Khái niệm thị trường OTC

Khái niệm thị trường OTC

Thị trường OTC là thị trường có tổ chức nhưng không có địa điểm giao dịch tập trung, các thành viên của thị trường giao dịch với nhau qua mạng internet.

Nguồn gốc của từ Over the counter markets viết tắt là OTC là "qua quầy", dùng để chỉ thị trường mua bán chứng khoán qua quầy của các CTCK, chứ không mua bán trên Sàn giao dịch như ở TTCK tập trung. Khác với SGDCK là nơi tập trung của các nhà môi giới để họ thực hiện các cuộc đấu giá mua bán chứng khoán cho khách hàng hoặc cho chính họ, thị trường OTC là thị trường "thương lượng". Ở đó các nhà môi giới thuộc các CTCK, thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp với nhà đầu tư, hoặc qua hệ thống điện thoại, hoặc qua hệ thống computer.

Thị trường OTC không nằm tại một vị trí trung tâm nào cả, nó bao gồm các công ty môi giới thành viên của thị trường OTC khắp trong cả nước. Thành viên của thị trường OTC là các CTCK chuyên nghiệp, họ vừa giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình, vừa với tư cách là nhà môi giới cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Trong giao dịch, các công ty này chủ động ra giá: giá cao nhất sẵn sàng mua và giá thấp nhất sẵn sàng bán. Chính họ là những người ra giá và thực hiện các lệnh giao dịch, mà không phụ thuộc vào lệnh đặt hàng của khách hàng. Danh từ chuyên môn gọi họ là "những người giao dịch", hay "những người tạo thị trường". Khi họ mua và bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn của mình, họ được gọi với tên gọi là nhà kinh doanh (tiếng Anh: Dealers). Khi họ mua bán cho khách hàng và hưởng phí dịch vụ môi giới, họ hoạt động với tư cách

là một nhà môi giới: Brokers. Một nhà giao dịch môi giới chuyên mua và bán một số loại chứng khoán nhất định và thường xuyên nắm giữ một số lượng nhất định các loại chứng khoán này. Những nhà giao dịch môi giới này được gọi là những người tạo thị trường (Market Markers), bởi vì họ tạo ra thị trường cho chứng khoán đó. Một tên gọi khác nữa dành cho những người tạo thị trường, đó là nhà giao dịch (Dealers).

Để trở thành một nhà tạo thị trường ở hệ thống này, nhà kinh doanh phải thường xuyên đặt mua, chào bán và đáp ứng những yêu cầu nhất định về vốn, đồng thời phải đăng ký và được phép của cơ quan quản lý thị trường. Không giống như ở SGDCK (thị trường đấu giá theo giá) chỉ có 1 người tạo ra thị trường cho mỗi loại chứng khoán, đó là chuyên gia chứng khoán (specialist), ở thị trường OTC có thể có nhiều người tạo ra thị trường cho 1 loại chứng khoán.

● Đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC

- Thị trường OTC có nhiều địa điểm giao dịch, nó bao gồm các công ty môi giới thành viên của thị trường OTC khắp trong cả nước.

- Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC phải được đăng ký rõ ràng và phải đáp ứng những yêu cầu về tài sản của người phát hành, số lượng các cổ đông và số lượng các chứng khoán đang lưu hành... Nhìn chung, chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện để niêm yết giao dịch trên TTCK tập trung. Ngoài ra còn bao gồm cả chứng khoán của các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, TPCP và chính quyền địa phương.

- Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán, hoặc người môi giới đại diện cho bên mua và bên bán.

- Cơ chế thanh toán các giao dịch trên thị trường OTC đa dạng và linh hoạt.

- Thị trường có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, đó là các CTCK. Các công ty này có thể hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình - hoạt động tự doanh, và làm môi giới mua bán chứng khoán cho nhà đầu tư để hưởng hoa hồng.

- Thị trường OTC thường chịu sự quản lý của UBCKNN, của SGDCK (ví dụ ở Anh, Pháp, Canada…) và Hiệp hội chứng khoán (ví dụ ở Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản…), hoạt động theo luật thị trường OTC và các quy định của Hiệp hội.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w