Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 110)

7. Kết cấu nội dung

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Đẩy mạnh hoạt động TTTD tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Ngân hàng nhà nước cần phải củng cố hơn nữa trung tâm thông tin tín dụng, xây dựng một hành lang pháp lý thông tin tốt về tính bảo mật thông tin, để cung cấp cho các tổ chức tính dụng, giúp cho việc khai thác và xử lý thông tin hiệu quả. Cần phải tiến hành tổ chức hội đồng kiểm tra, phê duyệt, đánh giá, và xác nhận nguồn thông tin để đảm bảo tính hợp lý, minh bạch, đúng pháp luật. Mỗi đơn vị trong hệ thống đảm nhận những công việc và chức năng, nhiệm vụ riêng của mình trong hệ thống chung, đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cần

phải có chính sách nới lỏng TTTD, giúp cho mọi đối tượng dễ dàng tiếp cận được với nguồn thông tin cần thiết.

- Xây dựng một quy trình tín dụng thống nhất cho tất cả các NHTM

Ngân hàng nhà nước cần có những quy định cụ thể cho hoạt động chấm điểm tín dụng. Nếu các ngân hàng tự tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng theo cách riêng của mình thì dẫn đến tính không nhất quán trong hệ thống Ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động ở những vùng, miền với những đặc điểm khác nhau, mỗi nơi lại có những nhóm khách hàng với độ rủi ro tín dụng khác nhau, do đó việc đưa ra một hướng dẫn chung phù hợp cho tất cả các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng về xếp hạng tín dụng là rất khó.

Do đó, Ngân hàng nhà nước cần phải có những biện pháp, chính sách giúp đỡ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong việc chấm điểm tín dụng. Cần phải có những thay đổi kịp thời trong quy trình chấm điểm để phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ.

3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Cần phải đối mới, phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp, đồng thời kiện toàn bộ máy hoạt động trong hệ thống TTTD, xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ giỏi, có khả năng xử lý, và phân tích nền kinh tế nhạy bén, chuyên sâu; phải có trách nhiệm đảm bảo việc xử lý thông tin một cách chất lượng, thông tin được cung cấp phải có tính kịp thời, nhưng chính xác, và có chiều sâu để có thể dự báo, dự đoán được trong tương lai, từ đó giúp ngăn ngừa được những rủi ro không nên có cho CN một cách hiệu quả và chất lượng nhất.

- Cần sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống chấm điểm tự động, giúp cho việc chấm điểm được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Đồng thời, cần thiết lập một mô hình cụ thể phán ánh các chỉ tiêu và các trọng số trong mô hình chấm điểm phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, từng giai đoạn của nền kinh tế.

- Ngân hàng Công thương Việt Nam cần có những chính sách nhằm hỗ trợ cho các CN về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần thường xuyên tổ chức các

buổi đào tạo nghiệp vụ cho CBTD, đồng thời khuyến khích CBTD trong toàn hệ thống NHTMCP CT Việt Nam sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và thành thạo nhất trong công tác chấm điểm tín dụng.

3.2.4 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP CT Bình Phước

- Ngân hàng Công thương Chi nhánh Bình Phước cần quản triệt thực hiện các chủ trương ban hành của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam, cùng các Ban ngành có liên quan trong việc thực hiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.

- Ngân hàng CN cần phải thường xuyên tiên hành mở các lớp đào tạo, huấn luyện nội bộ, nhằm mục địch nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho CBTD, đồng thời phổ biến các văn bản, và quy định mới ban hành, giúp các CBTD hiểu và nắm được nhanh chóng.

- Xây dựng phần mềm quản lý thông tin khách hàng, tiến hành lưu trữ những thông tin của khách hàng trên máy tính. Phối hợp cùng các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khách thông qua việc trao đổi, chia sẻ nguồn thông tin về khách hàng. CN phải có biện pháp mở xộng, xây dựng mạng lưới thông tin rộng lớn, đảm bảo việc sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất cho công tác chấm điểm tín dụng.

Trong chương 3, tác giả đã nêu lên được định hướng của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Phước trong năm 2011. Đồng thời tác giả đã đưa ra một số giả pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chẩm điếm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng tại Ngân hàng Công thương Bình Phước và ngày càng hoàn thiện hơn theo chuẩn mực của quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho CN với các Ngân hàng thương mại khác.

Tuy hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đã được áp dụng cách đây hơn 6 năm ở NHTMCP CT Việt Nam (từ năm 2004), nhưng đây vẫn còn đang là một vấn đề mới mẻ. Có thể nói hệ thống chấm điểm tín dụng không thể đem lại những dự bảo tuyệt đối chính xác về những rủi ro tín dụng, nhưng nó đã phần nào giúp cho các CBTD có cái nhìn khách quan hơn đối với các doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng được dễ dàng hơn. Cùng với việc áp dụng và phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ là một yếu tổ tích cực tác động lên sự tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của mình.

Hiện nay các Ngân hàng thương mại đang sử dụng hệ thống chấm điểm này trong quy trình cấp tín dụng của mình, đây là một phương pháp phòng ngừa và dự bảo rủi ro hiệu quả mà các Ngân hàng đang sử dụng. Vì vậy, việc phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại là một tất yếu, và cần thiết phải tiến hành.

Tác giả đã nêu lên được thực trạng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng tại Ngân hàng TMCP CT Bình Phước. Bên cạnh những thành công mà CN đạt được nư; Làm tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định cấp tín dụng, lượng hóa được các chỉ tiêu trong quá trình chấm điểm,…thì công tác chấm điểm tín dụng của CN vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng tại CN.

Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng Công thương Bình Phước là một vấn đề khá phức tạp và mới mẻ, đòi hỏi quá trình phân

tích và nghiên cứu sâu. Vì vậy, trong phạm vi bài báo cáo không thể trình bày đầy đủ hết mọi vấn đề, mà nội dung của bài báo cáo đi sâu nghiên cứu mấy vấn đề sau:

Th nht :Báo cáo đã nêu lên được những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, sự cần thiết phải sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Th hai : Báo cáo đã nêu lên được thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng Công thương Bình Phước, nêu lên lợi ích khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng tại CN, thấy được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Th ba : Trên cơ sở thực trạng chấm điểm tín dụng tại CN, với những hạn chế còn tồn động, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP CT Việt Nam, cùng các Ban ngành có liên quan, giúp cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại CN được nâng cao.

Tác giả đã hoàn thành bài báo cáo của mình thông qua việc nghiên cứu các loại tài liệu, như; tạp chí, sách, bảo...Đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thùy Linh, cùng các thầy cô giáo tại trường ĐH Lạc Hồng, và sự giúp đỡ của các Cán bộ tại Ngân hàng Công thương Bình Phước.

Mặc dù tác giả hết sức cổ gắng nhưng do khả nghiên cứu, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế do đó bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót tồn.Tác giả mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy, các cô và bạn bè để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài hơn.

-

--------XXX———WWW---------

[1] Báo Lao động Bình Phước, Trang 5, Năm 2010

[2] Nguyễn Đăng Dờn, PSG. TS, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2009

[3] Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương đông, TP. Hồ Chí Minh, 2010

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[5] Nguyễn Văn Đặng, PGS. TSKH, Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, . 2007

[6] Nguyễn Minh Kiều, TS, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 2007

[7] Ngân hàng TMCP Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” - Tài liệu lưu hành nội bộ

[8] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ,(2010)

[9] Ngân hàng TMCP Công thương Bình Phước, “Hồ sơ Công ty TNHH MTV DIỆU HÒA”.

[10] Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam

[11] Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[12] Trần Đình Ty, PGS. TS - Nguyễn Văn Cường, TS (Đồng chủ biên soạn), Quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008

[13]Trang web http://rating.com.vn/home/_/Tong-quan-ve-xep-hang-rui-ro-tin- dung-doanh-nghiep.17.227

[14] Trang web http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=335 [15] Trang web http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html

PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG.

PHỤ LỤC 3: TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PHỤ LỤC 4: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM[15]

PHỤ LỤC 5: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC

PHỤ LỤC 6: TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CT VIỆT NAM

PHỤ LỤC 7: PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ/NHÂN VIÊN TÍN DỤNG VỀ CÔNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG

1 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

Là nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản của công ty, sau đây là các chỉ tiêu cơ bản trong nhóm chỉ tiêu này:

- Kh năng thanh toán ngn hn:

Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đối thành tiền mặt để đám bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. Nếu tỷ số thanh toán ngắn hạn giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán ngắn hạn cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sang thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao cũng không tốt, sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động.

- Kh năng thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh được tính toản dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đối thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tỉnh thanh khoản”, “tài sản có tỉnh thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.

(Tài sản ngắn hạn – hàng tổn kho) Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty.

- Kh năng thanh toán tc thi:

Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả nawgn thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay vn lưu động

Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =

ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu hệ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

- Vòng quay khon phi thu

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.

Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu càng cao thì càng tốt, vì khi đó các khoản phải thu được luân chuyển nhanh hơn.

- Vòng quay hàng tn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình có hiệu quả như thế nào.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ hàng tồn kho nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh

- Hiu sut s dng tài sn cđịnh

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

TSCĐ bình quân

Tỷ số này nói lên 1 $ tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu $ doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ

- T s n

Nợ phải trả Tỷ số nợ =

Tổng tài sản

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.

Tỷ số này là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ dài hạn của doanh nghiệp

Nợ dài hạn Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu thu nhập

- T sut li nhun trên vn t có (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1$ vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty

Hệ số này cho biết một đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp càng mạnh và cổ phiếu của doanh nghiệp càng hấp dẫn

- T sut sinh li trên doanh thu

Chỉ tiêu này nói lên 1$ doanh thu tạo ra được bao nhiêu $ lợi nhuận Lợi nhuận gộp

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =

Doanh thu thuần

- Ch tiêu li nhun t HĐKD/Doanh thu thun

Lợi nhuận từ HĐKD Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu tài chính nói lên 1$ doanh thu tạo ra được bao nhiêu $ lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- T sut sinh li trên tng tài sn (ROA)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1$ vốn đầu tư vào công ty Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế/TTS BQ =

tài sản BQ

- Kh năng thanh toán lãi vay

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để bảo đảm

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)