So sánh quy trình cấp, quản lý chất lượng tín dụng trước và sau khi áp

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 72 - 76)

7. Kết cấu nội dung

2.3.1 So sánh quy trình cấp, quản lý chất lượng tín dụng trước và sau khi áp

áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng

™ So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng:

Để thấy được hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến quy trình cấp tín dụng, trước tiên chúng ta sẽ xem xét một quy trình tín dụng khi chưa áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng. Quy trình cấp tín dụng này gồm các bước cơ bản như sau[8]:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và về phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư

- Kiểm tra, xác minh thông tin

- CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về: ngành hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động , khả năng tài chính, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

Bước 3: Xác định phương thức cho vay

Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi

suất cho vay

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay Bước 6: Tái thẩm định khoản vay

Bước 7: Ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay Bước 8: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.

Mô hình chấm điểm tín dụng được triển khai không làm thay đổi quy trình tín dụng. Chấm điểm tín dụng được xen kẽ vào một số bước quan trọng để bổ sung và

hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng. CBTD vẫn tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và phân tích thông tin về khách hàng và món vay, từ đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng thông qua các phiếu thu thập thông tin. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng, CBTD lập tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm, ký, trình lãnh đạo phòng và giám đốc chi nhánh phê duyệt. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng: hạn mức tín dụng, số tiền cho vay, mức lãi suất, phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng…

™ So sánh chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng:

Để so sánh chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng chúng ta cần xem xét đến chí tiêu rất quan trọng là tỷ lệ nợ xấu trong nợ quá hạn.

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn(hay nợ nhóm 2) mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng và được chuyển qua nợ xấu(nợ nhóm 3, nhóm 4 hoặc nhóm 5) . Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn trả nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn, nếu nợ quá hạn tiếp tục sẽ chuyển qua nợ nhóm 3 và từ đó chuyển sang nợ xấu

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mới được áp dụng tại Ngân hàng Công thương Bình Phước từ năm 2004. Từ khi áp dụng, chất lượng tín dụng của CN đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 2.22: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 2009 2010 CHỈ TIÊU Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 797.700 1.150.416 1.202.500

Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn 797.468 99,97 1.149.404 99,91 1.176.678 97,85

- Dư nợ quá hạn 232 0,03 1.012 0,09 25.822 2,15

Trong đó nợ xấu 232 100 1.012 100 0 0

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Để thấy rõ được sự thay đổi của dư nợ quá hạn và nợ nợ xấu qua các năm ta xem xét qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Biểu đồ 2.6: Tình hình dư nợ quá hạn so với dư nợ trong hạn qua các năm

797.468 232 1.149.404 1.012 1.176.678 25.822 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Tr i u đồ ng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tình hình dư n quá hn so vi dư n trong hn qua các năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy dư nợ quá hạn tăng lên qua các năm. Năm 2008 dư nợ quá hạn là 232 triệu động chiếm 0,03% so với dư nợ cho vay. Sang năm 2009 dư nợ quá hạn tăng lên 780 triệu đồng, tăng 336,21% so với năm 2008, và chiếm 0,09% so với dư nợ cho vay. Có thể giải thích được tại sao dư nợ quá hạn năm 2009 lại tăng so với năm 2008, là do tổng dư nợ cho vay năm 2009 tăng lên 352.716 triệu đồng so với năm 2008, trong đó dư nợ trong hạn năm 2009 là 1.149.404 triệu đồng, tăng 351.936 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 44,13% so với năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ quá hạn là 25.822 triệu đồng, tăng 24.810 triệu đồng, tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ quá hạn trong năm 2010 lên tới 25.822 triệu đồng, là do tổng dư nợ cho vay năm 2010 là 1.202.500 triệu đồng, tăng 52.084 triệu đồng, trong đó dư nợ trong hạn năm 2010 là 1.176.678 triệu đồng, tăng 27.274 triệu đồng, ứng vơi tốc độ tăng là 2.4% so với năm 2009.

Để thấy rõ được hiệu quả của việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng của CN, ta tiếp tục đi vào xem xét biểu đồ sau:

Tình hình n xu trong tng dư n quá hn qua các năm 0 232 1.012 25.822 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tr i u đồ ng Nợ xấu - Dư nợ quá hạn

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Như đã phân tích ở trên, dư nợ quá hạn tăng lên qua các năm, điều đó là do tổng dư nợ cho vay tăng lên khiến cho dư nợ quá hạn tăng theo. Nhưng điều thể hiện rõ được lợi ích của việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là nợ xấu năm 2010 giảm rõ rệt. Năm 2008 và năm 2009 nợ xấu chiếm 100% dư nợ quá hạn, nhưng năm 2010 nợ xấu chiếm 0% dư nợ quá hạn, đây là một điều đáng mừng. Cụ thể là; năm 2009 nợ xấu là 1.012 triệu đồng, tăng 780 triệu đồng. Nhưng năm 2010 nợ xấu giảm mạnh, và đạt con số là 0 triệu đồng, giảm 1.012 triệu đồng so với năm 2009.

Qua đó, chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đã hạn chế được phần nào những rủi ro, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại CN.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 72 - 76)