Một số mô hình chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 30)

7. Kết cấu nội dung

1.2.4 Một số mô hình chấm điểm tín dụng

1.2.4.1 Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's.

Rủi ro tín dụng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất. Đối vói Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa, với Standard & Poor’s cao nhất là AAA. Sau đó xếp hạng giảm dần từ Aa, A, Baa, Ba, B…(Moody’s) và AA, A, BBB, BB, B … (Standard & Poor’s)

Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s:(xem bng 2.1 và 2.2 ca ph lc 2)

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

• Khả năng thanh toán ngắn hạn

• Khả năng thanh toán nhanh

• Khả năng thanh toán tức thời

Nhóm chỉ tiêu cân nợ

• Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

• Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

• Vòng quay vốn lưu động

• Vòng quay khoản phải thu

• Vòng quay hàng tồn kho

• Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Nhóm chỉ tiêu thu nhập

• Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

• Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần

• Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân

• Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân

• Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả

TỔNG ĐIỂM TÀI CHÍNH

Những khách hàng được xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, giảm dần qua Aa, A, và Baa (Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Standard & Poor’s) là những trường hợp lượng hóa rủi ro ở mức bằng không, và tăng dần mức độ rủi ro đến Baa, là có thể được chấp nhận trong đầu tư và cho vay, mà không sợ rủi ro, hoặc rủi ro ở mức chấp nhận được.

Tương tự như vậy, theo tiêu chuẩn của Moody’s, mức độ rủi ro tăng dần từ AAA đến mức chấp nhận được là BBB. Những trường hợp còn lại, rủi ro cao, không nên đầu tư, hoặc cho vay.

1.2.4.2 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model)

Đây là một mô hình do Erward I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. (xem phụ lục 2)

1.2.4.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng sử dụng trong mô hình gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, số tài khoản cá nhân...

Xem hạng mục và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu dùng ( xem bảng 2.3 của phụ lục 2)

Tổng số điểm tín dụng tiêu dùng theo 8 tiêu chí ở bng 2.3 - Ph lc 2 là 43 điểm (Max), thấp nhất là 9 điểm (Min). Giả sử ngân hàng xác định mức 28 điểm là ở mức rủi ro khá cao, cần từ chối cho vay, còn lại trên 28 điểm được chia ra 6 bậc theo khung chính sách tín dụng với hạn mức cho vay tối đa như sau:

Tổng số điểm của khách hang Hạn mức tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

Từ 29 – 30 điểm 500 USD (10.000.000VND) Từ 31 – 33 điểm 1.000 USD (20.000.000VND) Từ 34 – 36 điểm 2.500 USD (50.000.000VND) Từ 37 – 38 điểm 3.500 USD (70.000.000VND) Từ 39 – 40 điểm 5.000 USD (100.000.000VND) Từ 41 – 43 điểm 10.000 USD (200.000.000VND)

1.2.5 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng[11]

Căn cứ theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thổng đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng . Quy trình chấm điểm tín dụng gồm các bước được mô tả qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]

Sơ đồ 1: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

¾ Bước 1: Thu thập thông tin

CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng

- Đi thăm thực địa khách hàng

- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác

- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của NHCV - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN VN.

- Các nguồn khác,…

Thu thập thông tin

Bước 1 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Bước 2 Chấm điểm quy mô Bước 3 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 4 Bước 5 Tổng hợp điểm và xếp hạng khách Bước 6 Trình phê duyệt kết quả Bước 7

¾ Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

NHCV áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:

- Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ - Xây dựng

- Công nghiệp

Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

CBCĐTD phân loại doanh nghiệp theo hướng dẫn trong bng 3.1 – Ph lc 3.

¾ Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước (xem Bng 3.2 – Ph lc 3)

Căn cứ vào thang điểm ở bng 3.2, các doanh nghiệp được xếp thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ.

Điểm Quy mô

Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ

(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]

¾ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các bảng dưới đây:

- Bảng 3.3: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp– Phụ lục 3

- Bảng 3.4: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ– Phụ lục 3

- Bảng 3.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng– Phụ lục 3

- Bảng 3.6: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp– Phụ lục 3

Lưu ý: Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.

¾ Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

CBTD chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các bảng dưới đây:

- Bảng 3.7: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Phụ lục 3

- Bảng 3.8: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý –

Phụ lục 3

- Bảng 3.9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch – Phụ lục 3 - Bảng 3.10: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh – Phụ lục 3 - Bảng 3.11: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác– Phụ

lục 3

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, CBTD tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các Bảng 3.7Æ Bảng 3.11- phụ lục 3 và Bảng 1.1 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính” dưới đây:

Bảng 1.1 Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính

(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]

¾ Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

CBTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong bảng 1.2 (có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp.

Bảng 1.2: Tổng hợp điểm tín dụng

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán DNNN DN NQD DN ĐTNN DNNN DN NQD DN ĐTNN Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55% Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45%

(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]

Sau khi xác định được tổng hợp, CBTD xếp hạng doanh nghiệp như sau:

Stt Tiêu chí DNNN DN NGOÀI QUỐC DOANH DN ĐTNN

1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%

2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 17% 33% 27% 3 Tình hình và uy tín giao dịch với NHCV 33% 33% 31%

4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%

5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%

Bảng 1.3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp Hạng Số điểm đạt được AAA 92,4-100 AA 84,8 - 92,3 A 77,2 - 84,7 BBB 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 B 54,4 - 61,9 CCC 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7 C 31,6 - 39,1 D <31,6

(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]

¾ Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng khách hàng, CBTD lập tờ trình đề nghị Giám đốc NHCV phê duyệt. Tờ trình phải được TPTD kiểm tra và ký trước khi trình lên Giám đốc. Nội dung của tờ trình phải có những ý cơ bản như sau:

- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng.

- Phương pháp/mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng. - Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng.

- Nhận xét/đánh giá của CBTD dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.

1.3 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

1.3.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng

Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp thu thập từ các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ của khách hàng và các thông tin phi tài chính khác. Sử dụng các nguồn thông tin này, nhân viên tín dụng có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến kết quả chẩm điểm tín dụng. Vì vậy nguồn thông tin đòi hỏi phải có tính chính xác và đáp ứng được bốn yếu tố sau:

ƒ Đầy đủ và kịp thời:

Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp phải được thu thập và ghi chép một cách đầy đủ, có như vậy phản ánh được chính xác mức độ rủi ro và năng lực tài chính của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ với NHCV. Nguồn thông tin đầy đủ nhưng không kịp thời thì cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin phải được cung cấp kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp NHCV có quyết định điều chỉnh đúng đắn đối với hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

ƒ Trung thực, khách quan:

Để đám bảo tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng thì nguồn thông tin tín dụng phải có tính trung thực và khách quan, thông tin sử dụng phải được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, và có cơ sở pháp lý hoặc thực tiễn.

ƒ Nhất quán:

TTTD được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó có khả năng sinh ra sự bất đối xứng thông tin khách hàng. Trong trường hợp này, CBTD cần phải bảo đảm sự nhất quản thông tin về mỗi khách hàng để tạo điều kiện cho quá trình phân tích, đánh giá và ra quyết định quản lý phù hợp.

ƒ Bảo mật:

TTTD thu thập và ghi chép từ khách hàng phải được lưu trữ và quản lý an toàn, được bảo mật như là tài sản riêng của NHCV. Việc sử dụng các nguồn thông tin này phải tiến hành một cách an toàn và bí mật, không tiết lộ ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thông tin. Tính bảo mật là một yếu tố rất quan trọng của NHCV, đó cũng là cơ sở tạo niềm tin và uy tín của NHCV đối với các khách hàng của mình. Từ đó tạo dựng một mối quan hệ tốt giữa khách hàng và NHCV. [11]

ƒ Sử dụng đúng mục đích

TTTD và sản phẩm TTTD phải được khai thác và sử dụng đúng mục đích phục vụ cho hoạt động tín dụng của NHCV. Không được cung cấp và sử dụng TTTD cho các mục đích, hoạt động mà pháp luật cấm. Mọi TTTD phải được cung cấp đúng địa chỉ và đối tượng nhận. Người được phép khai thác và sử dụng TTTD có trách nhiệm sử dụng TTTD đúng mục đích cho phép.

1.3.2 Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ mới được áp dụng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam những năm gần đây. Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế còn mắc phải trong công tác chấm điểm tín dụng tại các ngân hàng. Do đó nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có khả năng phân tích và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tín dụng, ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng thì cần phải lắng nghe thêm những ý kiến tư vấn của những chuyên gia kinh tế dày dặn kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, từ đó hoàn thiện dần hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCV.

1.3.3 Trình độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

Việc xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại tại các ngân hàng có một ý nghĩa rất quan trong. Nó giúp cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tiến hành nhanh chóng hơn, giúp cho thông tin được cập nhật kịp thời,

làm tăng tính bảo mật của nguồn thông tin, và đồng thời cũng mang lại tính chính xác hơn trong kết quả của công tác chấm điểm tín dụng.

Với một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận được nhiều hơn với những hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên thế giới theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh được tình trạng tụt hậu so với các nước trên thế giới, từ đó vận dụng và áp dụng vào thực tiễn ở nước ta. Giúp cho ngân hàng hạn chế được tình hình nợ xấu, đem lại những kết quả mong đợi, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch vạch ra.

1.3.4 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.

Kết quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tốt hay xấu là phụ thuộc rất lớn vào trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực, có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tài chính, nắm bắt rõ và sâu rộng về quy trình chấm điểm tín dụng. Có như vậy thì mới thực hiện tốt được công tác chấm điểm tín dụng, đem lại những kết quả chính xác và khách quan cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng quyết định được các khoản giải ngân một cách đúng đắn, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

1.3.5 Chính sách của Ngân hàng cho vay và của Ngân hàng nhà nước.

Việc xây dựng và ban hành những chính sách của NHCV và ngân hàng nhà nước tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, hợp thức hóa vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong quy trình cho vay, thúc đẩy và hổ trợ cho công tác chấm điểm tín dụng được thực hiện tốt hơn, giúp cho hệ thống ngày càng hoàn thiện, đem lại kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)