Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp chấm điểm tín

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu nội dung

3.2.2Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp chấm điểm tín

điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Trong quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp không phản ánh hết tình hình thực tiễn của doanh nghiệp về năng lực tài chính, và khả năng trả nợ, cũng như uy tín đạo đức tín dụng của các doanh nghiệp. Do đó, CN cần bổ sung thêm một số nội dung cần thiết để chấm điểm và xếp hạng. Để có thể dự đoán chính xác tình hình các doanh nghiệp hiện tại, khắc phục được tình trạng các số liệu nằm ở xu hướng trong quá khứ, CN cần tiến hành xây dựng nội dung chấm điểm theo một xu hướng mở sẽ có hiệu quả tốt hơn.

9 Thay đổi một số chỉ tiêu trong hệ thống chấm điểm tín dụng

Qua kết quả tại Bng 2.32 – Trang 79 cho ta thấy có tới 50% số người không đồng ý, 16% số người hoàn toàn không đồng ý với việc các chỉ tiêu trong quy trình chấm điểm tín dụng là hoàn toàn phù hợp, họ cho rằng cần phải thay đổi, bổ sung một số chỉ tiêu.

- Trong bảng chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp về các yếu tố bên ngoài, thì chí tiêu triển vọng ngành là chí tiêu cần được sửa đổi với trọng số thay đổi, vì hiện nay triển vọng ngành đang là một động lực mạnh mẽ, nó giúp cho các doanh nghiệp trong nội bộ nghành phát triển một cách bền vững và ổn định. Khi được đánh giá là ngành mũi nhọn, thì các doanh nghiệp đó sẽ được nhà nước tạo điều kiện về mọi mặt, và khi đó môi trường kinh doanh cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi, sẽ được nền kinh tế chấp nhận, có số lượng người tiêu dùng khả quan .v.v.Vì vậy, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh trong những nghành nghề có triển vọng tốt có nghĩa là khả năng về sử dụng vốn sẽ có hiệu quả cũng cao hơn các doanh nghiệp ở ngành khác, vì thế cần phải quan tâm đặc biệt tới chí tiêu này.

- Ngoài chí tiêu triển vọng ngành Ngân hàng cần điều chỉnh lại các chỉ tiêu như: tiền, vốn, thu nhập, mức độ giao dịch với NHCT , vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân.v.v. Đây là những chí tiêu có tính định lượng cao, đo lường được một cách dễ dàng, và có những ý nghĩa kinh tế nhất định, vì thế không thể hiện được nhiều về khả năng hoàn trả tín dụng của doanh nghiệp, nên có thể giảm điểm

của các chỉ tiêu này vì nó không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chấm điểm và xếp hạng.

- Một số chỉ tiêu trước đây giờ không còn phù hợp như : Chỉ tiêu thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cái cách DNNN (trong bng 6.10 – ph lc 6) ; Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu (trong bng 6.11 – ph lc 6). Việc đưa vào những chỉ tiêu đó là không cần thiết khi mà đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nếu như một doanh nghiệp mà không có khoản thu nhập từ hoạt động xuất khẩu thì ta không thể vội kết luận ngay doanh nghiệp đó là hoạt động không có hiệu quả, việc sử dụng chỉ tiêu này sẽ làm cho điểm số tín dụng của các doanh nghiệp giảm, làm cho tính chính xác bị mất đi khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Những chỉ tiêu quan trọng như nợ quá hạn thì lại chỉ chiếm 4 điểm trong tổng số 100 điểm, nên dẫn tới việc có một số doanh nghiệp có tiền sử tín dụng tốt trong quá khứ lại không có số điểm cao hơn những doanh nghiệp vay nợ quá hạn nhiều.

- Bổ sung thêm một số chỉ tiêu đối với các doanh nghiệp cổ phần, như chỉ tiêu; thu nhập cơ bản trên một cổ phần (EPS), tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị số sách, quá trình ra quyết định(những quyết định đầu được thực hiện trong quá trình kinh doanh), trình độ công nghệ của doanh nghiệp, chất lượng các khoản phải thu, chất lượng hàng tồn kho.

Những chỉ tiêu mang tính định tính là những chỉ tiêu khó xác định, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của cán bộ chấm điểm, nó dễ nảy sinh rủi ro về đạo đức nên cần được đi sâu và chi tiết hơn.

9 Đánh giá cao chỉ tiêu tài sản đảm bảo

Bảng khảo sát về vai trò của tài sản đảm bảo

Kết quả Bng 2.31- Trang 78 cho ta thấy có tới 58% số người đồng ý và 12 % số người hoàn toàn đồng ý cho rằng chỉ tiêu tài sản đảm bảo là một chỉ tiêu quan trọng. Do đó CN cần chủ trọng tới tài sản đảm bảo khi chấm điểm tín dụng.

Trong quá trình CBTD chấm điểm các chỉ tiêu để tiến hành xếp hạng doanh nghiệp, thì tài sản đảm bảo đóng một vai trò quan trọng, nó là chỉ tiêu ảnh hưởng

lớn đến việc ra quyết định cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng vay vốn. Tuy nhiên thì thực tế trong quá trình chấm điêm thì tài sản đảm bảo lại được xem như một chỉ tiêu thông thường như các chỉ tiêu khác, chỉ xét tới yếu tố có tài sản đảm bảo hay là không có tài sản đảm báo, không quan tâm đặc biệt tới giá trị của tài sản đảm bảo như thế nào, tài sản đảm báo có chuyển nhượng được hay không khi tham gia trả nợ. Việc này gây cho việc ra quyết định cấp tín dụng khó khăn. Do đó, cần phải theo dõi và chấm điểm chỉ tiêu này như là một chỉ tiêu quan trọng.

9 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc chấm điểm.

Qua Bng 2.26 – Trang 72 ta thấy có tới 48% số người không đồng ý, và 32% số người hoàn toàn không đồng ý là CN đang sử dụng hệ thống chấm điểm tự động trên máy tính. Vì vậy CN cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình chấm điểm tự động

- CN cần trang bị hệ thống công nghệ hiện đại để cải tiến phương pháp chấm điểm và xếp hạng. Hiện nay, CN cũng đã có phần mềm chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên máy tính, nhưng muốn đạt kết quả tốt hơn thì Ngân hàng cần phải hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, giúp cho quá trình thu thập và xử lý thông tin được diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.

- Ngân hàng cần ứng dụng các phần mềm hiện đại vào việc xây dựng chương trình chấm điểm tín dụng, quản lý các nguồn thông tin về khách hàng, giúp cho CBTD có thể truy tìm thông tin dễ dàng, không mất thời gian khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 105 - 107)