Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 55 - 64)

7. Kết cấu nội dung

2.2.1 Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh

Phước[9],[11].

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại CN áp dụng theo CV số 2960/QĐ – NHCT35 ngày 30/12/2008 có hiệu lực ngày 14/01/2009. Quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau:

¾ Bước 1: Thu thập thông tin

¾ Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

¾ Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp

¾ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

¾ Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

¾ Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

¾ Bước 7: Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:

¾ Bước 8: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ

TRÁCH

NHIỆM TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

DIỄN GIẢI Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 CBTD Bước 6 LÃNH ĐẠO P.TÍN DUNG LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CHO VAY Bước 7 Bước 8

(Nguồn: Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam)[10]

Sơ đồ 2.5: Quy trình xếp hạng khách hàng

Phê duyệt kết quả Thu thập thông tin

Xác định ngành nghề kinh doanh Xác định Quy mô DN

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Xác định điểm tổng hợp và xếp loại khách hàng

Kiểm soát

¾ Bước 1: Thu thập thông tin

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác.

- Đi phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa khách hàng

- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác

- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

- Các nguồn khác.

¾ Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ - Xây dựng

- Công nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

CBCĐTD tiến hành phân loại doanh nghiệp theo hướng dẫn trong bảng (xem bng 6.1 - ph lc 6)

¾ Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp

Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp Ngân sách Nhà nước.

Trong đó:

- Lao động: Là số lao động thực tế sử dụng (được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính) tính bình quân trong 3 năm gần nhất.

- Giá trị nộp NSNN: Lấy theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong kỳ (không kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản tiền phạt, phụ thu).

Tiến hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo hướng dẫn trong bảng (xem bng 6.2 – Ph lc 6)

Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: Quy mô lớn, vừa và nhỏ:

Bảng 2.6: Xếp loại quy mô doanh nghiệp

Điểm Quy mô

Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ

(Nguồn: Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam)[10]

¾ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính doanh nghiệp, lập bảng cân

đối kế toán sau điều chỉnh. Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp tại bước 2 và 3; các số liệu trên cân đối kế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại các phụ lục:

- Bng 6.3 : Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp (xem ph lc 6).

- Bng 6.4 : Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ (xem ph lc 6).

- Bng 6.5 : Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng (xem ph lc 6).

- Bng 6.6 : Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (xem ph lc 6).

Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng trên theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên về phía loại tốt nhất.

Bảng 2.7: Tổng hợp chỉ số tài chính

STT Chỉ số Nội dung

Chỉ tiêu thanh khoản

Tài sản lưu động + đầu tư tài chính ngắn hạn / (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn)

(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000)

1 Khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn

(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006)

Tài sản có tính lỏng cao (Tiền + đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu - Phải thu khó đòi) /Nợ ngắn hạn

(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000)

2 Khả năng thanh toán nhanh

Tài sản có tính lỏng cao (Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn - Phải thu khó đòi) (Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006)/Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu hoạt động 3 Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán /Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

4 Kỳ thu tiền bình quân (Giá trị các khoản phải thu bình quân /Doanh thu thuần) * 365

tài sản và cuối kỳ Chỉ tiêu cân nợ 6 Nợ phải trả /Tổng tài sản Nợ phải trả /Tổng tài sản 7 Nợ phải trả /Nguồn vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả /Nguồn vốn chủ sở hữu

8 Nợ phải trả /Tổng dư nợ ngân hàng

Nợ phải trả /Tổng dư nợ ngân hàng

Chỉ tiêu thu nhập

9 Tổng thu nhập trước thuế /Doanh thu thuần

Tổng thu nhập trước thuế /Doanh thu thuần

10 Tổng thu nhập trước thuế /Tổng tài sản

Tổng thu nhập trước thuế /Tổng tài sản bình quân

11 Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

(Nguồn: Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam)[10]

¾ Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các bảng sau: - Bảng 6.7: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (xem phụ

lục 6).

- Bảng 6.8: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý (xem phụ lục 6).

- Bảng 6.9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng (xem phụ lục 6).

- Bảng 6.10: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (xem

phụ lục 6).

- Bảng 6.11: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác (xem phụ lục 6).

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các bảng 6.7 – bảng

6.11 và bảng bảng 6.12 – phụ lục 6“Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài

chính”.

¾ Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong bảng

6.12 (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp

Bảng 2.8: Tổng hợp điểm tín dụng

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán Các chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu tài chính

60% 40%

45% 55%

(Nguồn: Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam)[10]

Căn cứ điểm tổng hợp, CBTD tiến hành xếp hạng doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.9: Xếp hạng doanh nghiệp Hạng Sốđiểm đạt được AA+ 92,4 – 100 AA 84,8 – 92,3 AA- 77,2 – 84,7 BB+ 69,6 – 77,1 BB 62 – 69,5 BB- 54,4 – 61,9 CC+ 46,8 – 54,3 CC 39,2 – 46,7 CC- 31,6 – 39,1 C < 31,6

- Tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp:

Sau khi CBTD tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp thì sẽ tiến hành đánh giá mức độ rủi ro theo kết quả vừa xếp loại của doanh nghiệp.

Thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của NHCT Việt Nam có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C như mô tả trong bảng (xem bng 6.13 – ph lc 6)

¾ Bước 7: Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp, lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Nội dung tờ trình phải bao gồm những phần cơ bản như sau:

- Giới thiệu thông tin về khách hàng;

- Nhận xét /đánh giá của cán bộ chấm điểm tín dụng; - Đề xuất các quyết định tín dụng;

Tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng và có thể tăng hạn mức; hoặc tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng nhưng không tăng hạn mức; hoặc hạn chế quan hệ tín dụng; hoặc dừng quan hệ tín dụng, chỉ thu hồi nợ; hoặc tìm biện pháp khẩn cấp xử lý tín dụng.

Kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình Lãnh đạo NHCV phê duyệt (trường hợp không phải thẩm định rủi ro)

Gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm xếp hạng khách hàng cho phòng Quản lý rủi ro để rà soát đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro.

- Phê duyt kết qu chm đim tín dng và xếp hng khách hàng:

Trên cơ sở tờ trình báo cáo kết quả của phòng chấm điểm tín dụng và báo cáo rà soát của phòng quản lý rủi ro, kiểm tra, phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

¾Bước 8: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ

Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hành cập nhật kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.

Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)