Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu nội dung

1.2.1.2Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

tượng này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng có nên cho vay hay không.

™ Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp[13]

Ở nước ta, thuật ngữ "corporate credit rating" được được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp... Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp.

Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó

Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

1.2.1.2 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp nghiệp

Các ngân hàng thương mại luôn đối mặt với những rủi ro trong quá trình hoạt động của mình như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro về ngoại hối… Trong đó rủi ro tín dụng là đáng chủ trọng nhất, vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất của các ngân hàng thương mại, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà trong đó khách hàng không thực hiện việc trả được đầy đủ khoản nợ gốc và lãi vay của mình,

hoặc là việc khách hàng thanh toán không đúng hạn quy định. Rủi ro tín dụng là phát sinh là do một số yếu tố chủ quan và khách quan sau:

Nguyên nhân khách quan:

Rủi ro tín dụng phát sinh do một số yếu tố khách quan như; thiên tai lũ lụt, động đất, hỏa hoạn … Đây là những nguyên nhân khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố này là không thể loại trừ với một nước mà hàng năm phải đối mặt với thiên tai lũ lụt như nước ta.

Nguyên nhân chủ quan:

- Lý do từ phía những khách hàng: Sau một thời gian sử dụng nợ vay, việc trả nợ gốc và lãi vay từ phía khách hàng không được thực hiện đầy đủ, hoặc là khách hàng trả không đúng hạn, điều này có thể do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng không có thiện chỉ trả nợ, do năng lực tài chính yếu kém của công ty, có thể do khả năng quản trị kém, quản lý vốn không tốt của khách hàng dẫn đến hậu quả công ty phá sản v.v.

- Lý do từ phía ngân hàng: do trình độ yếu kém của nhân viên tín dụng không phân tích kỹ lưỡng năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, do đó việc xác định hạn mức tín dụng của khách hàng còn quá sơ sài, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Từ những nguyên nhân trên ta thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là không thể loại trừ, mà những rủi ro này có thể được hạn chế và giảm thiếu. Vì vậy cần xây dựng mô hình để đánh giá mức độ rủi ro của những khoản cho vay, làm cơ sở cho việc giải ngân của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 26 - 27)