Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 39)

7. Kết cấu nội dung

1.4Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng

1.4.1 Ưu điểm.

Với những ưu điểm nổi bật và tầm quan trọng của mình, thì hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong việc thẩm định của NHCV.

Sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn khi xem xét quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp,

rút ngắn thời gian để xem xét đơn xin vay nợ và ra quyết định. Đối với các hồ sơ xin vay vốn, thường các NHCV phải xem xét khoản vay khoảng từ 1 đến 2 tuần, còn với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ làm cho khoảng thời gian nay rút ngắn lại khoảng từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Việc tiết kiệm được khoảng thời gian nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc tiến hành của nhân viên tín dụng thuộc bộ phận chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Việc tiết kiệm được thời gian cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho NHCV, và mang lại những lợi ích nhất định cho khách hàng. Việc cung cấp thông tin của khách hàng không phải rắc rối nữa, nó trở nên đơn giản và ngắn hơn, khi mà giờ đây những thông tin mà khách hàng cung cấp chỉ cần dựa trên hệ thống chấm điểm tín dụng.

1.4.2 Những điểm còn hạn chế.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một công tác rất quan trọng trong việc đưa ra quết định khi xem xét đơn xin vay vốn của khách hàng, do đó nó đòi hỏi tính chính xác rất cao, và là vấn để đáng quan tâm, chủ trọng nhất trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nếu mọi cố gắng trong công tác chấm điểm tín dụng từ việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, nhưng kết quả đưa ra lại không chính xác thì mọi cố gắng xem như cũng bằng không. Điều đó đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý tốt công tác này, việc cập nhật dữ liệu kịp thời nhưng phải chính xác, trung thực, khách quan. Đối với công tác chấm điểm tín dụng thì đưa lại kết quả sẽ khác nhau đối với những đối tượng đi vay khác nhau, và trong từng giai đoạn biến động khác nhau của nền kinh tế, phản ánh được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

Từ việc chấm điểm tín dụng, sẽ đưa ra kết quả xếp loại đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Không phải những doanh nghiệp có kết quả xếp loại dưới điểm sàn đều không tốt, và không phải doanh nghiệp nào trên điểm sàn đều tốt cả. Do đó, phải nghiên cứu, và xem xét những doanh nghiệp ở gần điểm sàn, từ đó NHCV đưa ra quyết định có nên chấp nhận đơn vay vốn của khách hàng hay không.

Để xây dựng được một hình mẫu chấm điểm tín dụng tốt không phải là đơn giản, vì những thông tin khách hàng cung cấp chưa chắc là đúng 100%, có nhiều thông tin sai lệch, do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập và xử lý lại số liệu, sao cho có thể đưa ra một hình mẫu chấm điểm tín dụng tương đối tốt.

1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.[11]

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được NHCV ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn trong bng 2.12- ph lc 3

Trong chương này bảo cáo đã trình bày lý luận chung về chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Nêu lên được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác chấm điểm tín dụng của NHCV đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm đưa ra được những mô hình chấm điểm tín dụng hiệu quả nhất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh bình phước đang áp dụng sẽ được trình bày trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC CHM ĐIM TÍN

DNG VÀ XP HNG KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIP TI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -

Chương 2

THC TRNG CÔNG TÁC CHM ĐIM TÍN DNG VÀ

XP HNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIP TI NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH TNH BÌNH PHƯỚC

2.1 Khái quát chung về NH Công Thương Việt Nam và chi nhánh Bình Phước. [15] 2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Tên giao dch quc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade.

Tên gi tt: VIETINBANK.

Địa ch: 108 - Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Website: www.vietinbank.vn.

Email: mail.vietinbank.vn

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (xem phụ lục 4)

2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương Việt Nam Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc

Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Trụ sở chính Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc

(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính

(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2

Hội đồng Quản trị

Bộ máy giúp việc Ban kiếm soát Tổng giám đốc

Kế toán trưởng Phó Tổng Giám Đốc Hệ thống kiếm tra kiếm soát nội bộ

Các phòng Ban chuyên môn Nghiệp vụ Giảm Đốc Phó Giảm Đốc Trưởng phòng kế

toán Tổ kiếm tra nội bộ

Các phòng chuyên môn

nghiệp vụ

Phòng giao

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước. tỉnh Bình Phước.

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.(xem phụ lục 5)

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước. tỉnh Bình Phước.

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam được thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn tại quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 28\11\2002.

Căn cứ Quyết định số 090/Qđ-HĐQT-NHCT ngày 04/6/02003 của hội đồng quản trị về việc “Phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hoá chi nhánh”. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP CT Bình Phước như sau:

Ban lãnh đạo NHTMCP CT Bình Phước gồm có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức điều hành của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng, tổ tại hội sở chính và 4 phòng giao dịch.

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương chi nhánh Bình Phước.

Phó Giám Đốc

P. Kế Toán

- Ngân quỹ P. KH Doanh nghiệp P. KH Cá Nhân

P. Tổ chức hành chính Các P. Giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán

Phòng QLRR Giám Đốc Phó Giám Đốc

2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (xem phụ lục 5) 2.1.2.4 Khát quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của 2.1.2.4 Khát quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Bình Phước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây cho thấy, mặc dầu Chi nhánh được thành lập muộn hơn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, song nhìn chung những kết quả đạt được trong thời gian qua rất khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank Bình Phước

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Lợi nhuận qua các năm

48.750 32.085 13.591 16.786 13.275 19.019 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tr i u đồ ng Lợi nhuận đạt được

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận đạt được qua các năm 2005 – 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận (triệu đồng) 19.019 13.275 16.786 13.591 32.085 48.750 Tỉ trọng tổng thu nhập từ

hoạt động tín dụng (%)

Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy trong những năm 2005 – 2008 lợi nhuận của CN có sự biến động qua các năm, cụ thể; năm 2006 lợi nhuận của CN giảm so với năm 2005, giảm 5.744 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 30,2%. Qua năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 3.511 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 26,45% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuân đạt được của Ngân hàng giảm 3.195 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ giảm 19% so với năm 2007. Từ năm 2008 đến năm 2010 CN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, với lợi nhuận tăng lên nhanh chóng qua các năm, cụ thể; năm 2009 lợi nhuận Ngân hàng đạt 32.085 triệu đồng, tăng 18.494 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 136,08% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt ở mức 48.750 triệu đồng, tăng 16.665 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng 51,94% so với năm 2009.

Những năm đầu bước vào hoạt động CN phải đối mặt với những khó khăn nhất định, với nguồn nhân lực còn non trẻ, trình độ và kinh nghiệm còn chưa cao, chưa tiếp cận được với nhiều khách hàng, việc thu hút khách hàng còn nhiều hạn chế, khiển cho lợi nhuận đạt được qua những năm sau khi CN bước vào hoạt động có sự biến động tăng, giảm không đều. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của CN trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, mặc dầu khủng hoảng kinh tế năm 2008, tác động và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống, nhưng với sự nổ lực của cả CN, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng đã đem lại kết quả tương đối khả quan, với lợi nhuận đạt được 13.591 triệu đồng. Từ năm 2008 trở đi với sự đổi mới về phong cách giao dịch, cải tiến quy trình công nghệ, cùng với đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình, hăng say đã đem lại những kết quả đáng kể trong kết quả hoạt động kinh doanh của CN. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng kết hợp cùng với việc quảng bá thương hiệu thông qua các hình thức khác nhau như; báo chí, đài truyền truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, quà tặng, và các chương trình từ thiện…

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm ở tỉ lệ cao (chiếm trên 90%) qua các năm trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, đồng thời cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của CN có sự thay đổi theo chiều hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể; năm 2005 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiểm 99,6%, nhưng năm 2006 tỉ trọng này là 99,5% , giảm 0,1%. Năm 2007 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng là 99,4% và giảm 0,1% so với năm 2006. Năm 2008 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 0,2% và chiểm 99,2%. Năm 2009 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm mạnh xuống còn 93,7%, giảm 5,5%. Năm 2010 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 2.9%, và chiểm 90,8% từ tổng thu nhập của cả CN.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong những năm đầu mới thành lập hoạt động của CN chủ yếu là hoạt động tín dụng, vì vậy nguồn thu của CN là từ hoạt động tín dụng, khiến cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của CN luôn chiếm ở tỉ lệ cao qua các năm. Nhưng trong những năm gần đây cùng với hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, thì bên cạnh đó CN cũng đã hoạt động một số lĩnh vực khác, như hoạt động khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; hoạt động tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản;…Với những hoạt động mới này đã đem lại cho CN một nguồn thu nhập mới, và nâng con số tổng thu nhập của CN lên con số mới, đồng thời khiến cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống. Tuy nhiên thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của CN.

™ Hoạt động huy động vốn

Là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng, bao gồm hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn còn được thực hiện qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bình Phước

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 831.900 100 854.520 100 1.480.500 100 - VNĐ - Ngoại tệ quy VNĐ 719.750 112.150 86,52 13,48 719.270 135.250 84,17 15,83 1.434.300 46.200 96,88 3,12

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 854.520 triệu đồng, tăng 22.620 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,72% so với năm 2008. HĐV cuối kỳ năm 2010 đạt 1.480.500 triệu đồng, tăng 625.980 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 73,26% so với năm 2009. 831.900 719.750 112.150 854.520 719.270 135.250 1.480.500 1.434.300 46.200 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 Tr i u đồ ng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngun vn huy động

Tổng nguồn vốn huy động VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ

(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]

Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn huy động qua các năm 2008 – 2010 như vậy là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển, các vấn đề xã hội không ngừng được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh mấy năm trở lại đây ngày càng tăng cao.

Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 13,2%. Theo thống kê sơ bộ năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Phước đạt 13%. Ngoài ra việc tăng huy động vốn là do CN đã tập trung huy động tiền gửi, nhất là nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy động kèm theo các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó cùng với sự ra đời ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, các loại hình công ty … đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho những người dân trong tỉnh. Từ đó làm cho thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Phước ngày càng tăng lên qua các năm.

™ Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng thường chiểm tỉ trọng lớn trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 39)