Sự bất hợp lý trong nội dung chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu nội dung

2.3.3.2 Sự bất hợp lý trong nội dung chấm điểm tín dụng

- Các chỉ số tài chính: Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính được thực hiện qua 11 chỉ tiêu. Để có đủ thông tin đưa vào tính toán được hết 11 chỉ tiêu này thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các bảo cáo tài chính; Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trên thực tế,

thường các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan thuế, nên báo cáo tài chính rất sơ sài, không phản ánh được chính xác tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phần lớn thì các doanh nghiệp thường làm cho chi phí tăng lên, và làm cho lợi nhuận giảm xuống để giảm thuế phải nộp; một số doanh nghiệp thì nộp thuế cố định, do đó không lập báo cáo tài chính; bên cạnh đó thì một số doanh nghiệp vừa mới thành lập, hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì báo cáo tài chính của họ không đầy đủ và chính xác. Tất cả những yếu tố này tác động làm cho việc chấm điểm tín dụng bị ảnh hưởng, khiến cho điểm tín dụng của các chỉ tiêu tài chính bị thấp xuống.

Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, sau đó nhân với các trọng số, được thực hiện theo các chuẩn mực trong bảng; các chuẩn mực này được đưa ra từ khi bắt đầu áp dụng hệ thống chấm điểm vào năm 2004, cho đến nay nó vẫn chưa được chỉnh sửa, và đánh giá lại cho phù hợp với tình hình kinh tế qua từng thời kỳ.

- Các chỉ tiêu phi tài chính.

Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính cùng với các thang điểm đưa ra còn rất chung chung, không đưa ra được nhừng tiêu chuẩn cụ thể cho từng mức điểm chuẩn, phần lớn còn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của CBTD.

+ Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ:

Khi tiến hành chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ đòi hỏi phải có dữ liệu báo cáo tài chính từ 3 năm trở lên mới đánh giá được chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp vừa mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn thì việc cung cấp số liệu khó có thể đáp ứng được. Ngoài ra, với sự biến động tăng, giảm không đều của xu hướng lưu chuyển tiền tệ cũng khiến cho CBTD khó khăn trong việc đánh giá và xác định xu hướng tiền tệ trong thời gian tới.

+ Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với Ngân hàng: Đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên đặt quan hệ với CN, thì sẽ rất khó khăn khi xét tiêu chí này, mặc dù những doanh nghiệp đó là những doanh nghiệp

lớn, tình hình tài chính mạnh, khả năng trả nợ vay tốt. Nhưng nếu bỏ qua chỉ tiêu này thì các doanh nghiệp sẽ mất đi một số điểm rất lớn.

+ Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác:

Đối với những doanh nghiệp lớn thì chỉ tiêu này rất phù hợp, nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tiêu chí này không cần thiết. Khi xem xét các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì một số chỉ tiêu khỏ có thể đạt được như: vị thế cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hoạt động, thương hiệu, …Trong mục phiếu chấm điểm tín dụng có một chỉ tiêu, là chỉ tiêu thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đây là một chỉ tiêu mà khi chấm diểm các CBTD thường lúng túng, mà hầu như không doanh nghiệp nào đáp ứng được, do đó không nên đưa chỉ tiêu đó vào.

Nhìn chung các chỉ tiêu đưa vào quá trình chấm điểm tín dụng tại CN là quá nhiều, và chi tiết làm cho công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)