Đổi mới tri thức một cách toàn diện

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 85 - 89)

2.1 Xây dựng nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

Xây dựng nhân cách lý tưởng là một công trình hệ thống phức tạp. Nó là quá trình người ta thông qua kết cấu tâm lý văn hóa cụ thể, lựa chọn, hấp thu thông tin hiện thực xã hội, tiếp thụ văn hoá xã hội mới, đào thải mô hình nhân cách cũ để cuối cùng xác định mô hình nhân cách mới. Việc thực hiện quá trình này không tách rời nỗ lực giáo dục.

Nhìn lại lịch sử phát triển giáo dục của loài ngưòi, thấy đại thể nó kinh qua quá trình từ chỗ giáo dục văn khoa cổ điển chiếm ưu thế tuyệt đối đến chỗ giáo dục văn khoa cổ điển bị lung lay, giáo dục khoa học từng bước xuất hiện, cho đến khi giáo dục khoa học chiếm ưu thế, giáo dục nhân văn bị suy giảm. Mô hình giáo dục truyền thống coi trọng khoa học coi nhẹ nhân văn này là một nguyên nhân quan trọng làm hình thành nên "nhân cách đơn diện" trong thời đại kinh tế công nghiệp. Căn cứ theo yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức đối với tố chất nhân cách, cần thay đổi quan niệm giáo dục và mô hình giáo dục phiến diện truyền thống, tìm điểm cân bằng mới giữa giáo dục khoa học và giáo dục nhân văn, xác lập mục tiêu chiến lược coi trọng cả giáo dục khoa học và giáo dục nhân văn trong cải cách giáo dục cao đẳng, bồi dưỡng nhân cách lý tưởng vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và tinh thần khoa học, vừa có tố chất văn hoá và tinh thần nhân văn tương đối cao nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền văn minh loài người.

Do nguyên nhân lịch sử, lâu nay, ở mức độ khá lớn Trung Quốc đã thực hiện mô hình giáo dục coi trọng khoa học kỹ thuật, coi nhẹ nhân văn và áp dụng phương pháp giáo dục chuyên ngành quá hẹp. Chẳng hạn môi trường khoa khoa học kỹ thuật và khoa giáo dục học quá ư đơn nhất, đào tạo văn hoá quá yếu, yêu cầu tính tổng hợp, tính học thuật, tính nhân văn, những thứ cơ bản nhất của đại học, không có được sự bảo đảm cần thiết, học sinh được đào tạo ra thiếu tố chất nhân văn tốt đẹp và nền tảng tư tưởng sâu dày; cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục khoa học xã hội nhân văn mỏng yếu khiến cho trong nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn, học sinh thiếu phương thức tư duy khoa học, trạng thái tinh thần và phương pháp, phương tiện khoa học. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường, do định hướng công lợi quá nặng, việc bố trí các bộ môn chủ yếu được điều chỉnh theo phương hướng có lợi cho nhu cầu thị trường ngắn hạn, làm cho việc bồi dưỡng tố chất toàn diện và việc đào tạo cơ bản vững chắc cho học sinh bị ảnh hưởng... Mô hình giáo dục méo mó này rất không thích hợp với yêu cầu bồi dưỡng nhân cách có sự dung hoà giữa tinh thần khoa học và tinh thần nhân văn của thời đại kinh tế tri thức. Do vậy, đổi mới quan niệm giáo dục, cải cách mô hình đào tạo nhân tài, tăng cường giáo dục tố chất là nhiệm vụ cấp bách trong cải cách giáo dục cao đẳng ở Trung Quốc. Tư tưởng giáo dục của Đặng Tiểu Bình "hướng về hiện đại hoá, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai" và "có lý tưởng, có đạo đức, có văn hoá, có kỷ luật" đã chỉ rõ phương hướng cho cải cách giáo dục cao đẳng. Chiến lược làm phồn vinh đất nước bằng khoa học và giáo dục của Trung Quốc và Kế hoạch hành động chấn hưng giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nghị quyết của Uỷ ban Trung ương ĐCS Trung Quốc, Quốc vụ Viện Trung Quốc về làm sâu thêm cải cách giáo dục, thúc đẩy toàn diện giáo dục tố chất đã đề ra yêu cầu đức, trí, thể, mỹ xâm thấu lẫn nhau, phát triển hài hoà, nâng cao toàn diện tố chất nhân tài. Rõ ràng, đào tạo nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức đòi hỏi chúng ta phải tăng cường giáo dục khoa học kỹ thuât, nhưng không thể bồi dưỡng học sinh thành những "nô lệ của máy móc"; đồng thời với việc tăng cường giáo dục tinh thần nhân văn, không thể buông lỏng phổ cập tri thức khoa học và bồi dưỡng tinh thần khoa học, đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ cao cần đề phòng học sinh biến thành những người "mù khoa học" bị mê tín phong kiến cầm tù. Trước mắt, đặc biệt là đối với giáo dục khoa học học kỹ thuật cao đẳng, cần tăng cường nghiên cứu và giáo dục khoa học xã hội nhân văn, chú trọng bồi dưỡng tố chất tổng hợp cho học sinh, nới rộng kênh chuyên môn, tăng cường năng lực thích ứng, cải cách hệ thống giáo trình, ưu hoá kết cấu chỉnh thể, nhấn mạnh sự kế thừa và tổng hợp giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã

hội, nỗ lực đáp ứng yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức đối với tố chất nhân tài, từng bước xây dựng hệ thống giáo dục nhân văn hữu hiệu, đây cũng là giai điệu chính của cải cách giáo dục cao đẳng hiện nay. Tóm lại, trong thực tiễn giáo dục chúng ta tất nhiên tự giác thực hiện sự kết hợp giữa giáo dục khoa học và giáo dục nhân văn, xây dựng nhân cách lý tưởng dung hoà tinh thần khoa học và tinh thần nhân văn nhằm thúc đẩy sự phát triển tự do toàn diện của con người, xúc tiến nâng cao tố chất chỉnh thể của toàn xã hội.

Engels khi đánh giá Phong trào Văn nghệ Phục hưng đã chỉ ra rằng "Đây là một cuộc biến cách vĩ đại nhất, tiến bộ nhất mà trước nay loài người chưa từng trải qua, là một thời đại cần người khổng lồ và đã sản sinh ra người khổng lồ - người khổng lồ về mặt năng lực tư duy, tình cảm và tính cách, về mặt đa tài đa nghệ và học thức uyên thâm". Thời đại kinh tế tri thức tương lai sẽ là một thời đại biến cách vĩ đại hơn, tiến bộ hơn, thời đại này không những cần người khổng lồ, cần một loạt "người mới" có cả tố chất khoa học lẫn tố chất nhân văn, mà tất nhiên cũng sẽ sản sinh người khổng lồ và xây dựng nên hàng loạt "người mới" có tố chất nhân cách này.

2.2 Hướng tới một nền kinh tế và xã hội tri thức

Những tiến độ nhanh chóng dồn dập của công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đưa hoạt động tri thức về gần với cuộc sống hàng ngày. Nều trước đây, việc tìm kiếm tri thức là đặc quyền của các nhà khoa học, và tri thức phải là những điều cao xa hướng tới các qui luật tất định và phổ biến, thì bây giờ đây, càng ngày ta càng thấy rõ rằng, trong sinh hoạt và công việc hàng ngày, từ việc làm ăn, kinh doanh cho đến việc quản lý đất nước, đâu đâu cũng cần có thêm nhiều tri thức, nhất là khi sống trong một môi trường kinh tế xã hội thường xuyên biến động, liên tục thay đổi. Tri thức không nhất thiết phải chĩnh xác, phải chắc chắn, quyết định không nhất thiết phải tối ưu, có sai rồi có sửa, có mất rồi có được, nhưng hy vọng rằng càng có nhiều tri thức thì sẽ ít sai hơn, được sẽ nhiều hơn mất. Tri thức từ các qui luật phổ biến có thể cho ta các định hướng vĩ mô, nhưng không phải lúc nào cũng có thể giúp ta lấy những quyết định cụ thể hàng ngày. Mà cuộc sống “vi mô” cụ thể không còn là thuận lợi cho cơ quan, doanh nghiệp phải có khả năng thường xuyên tự tổ chức và tổ chức lại. Và cơ sở quan trọng cho những khả năng đó là một tiềm lực tri thức phong phú, và một năng lực xử lý tri thức nhạy bén, linh hoạt. Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiều quả những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin hiện đại, và phát huy mọi năng lực trí tuệ hướng tới sáng tạo và đổi mới của con người là hai nhân tố chủ chốt tạo nên năng lực cần thiết cho đất nước đi tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức trong tương lai.

Tuy là một nước nghèo, chậm phát triển, trước mắt còn vô vàn những vấn đề cấp bách phải giải quyết, những nhận thức được xu thế phát triển chung, nên, từ đầu thập niên 90, ta đã vạch ra được một chính sách tương đối toàn diện và nhất quán phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, mà trong đó một nhiệm vụ trung tâm là xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cầu hạ tầng thông tin của đất nước, có khả năng cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý nhà nước và cho các hoạt động kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển nhân lực và xây dựng dần một kết cấu hạ tầng thông tin là hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của nhóm tư vấn về xã hội thông tin của Liên Hiệp quốc đưa ra gần đây [1]. Xin nhường cho các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền đánh giá các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách nói trên. Chỉ mong rằng chính sách đó, chủ trương đó sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện để trên đất nước ta chóng hình thành được thật sự một kết cấu hạ tầng thông tin vững chắc, làm cho xã hội ta, trong mọi lĩnh vực hoạt động, mọi cơ quan, doanh nghiệp... đầy ắp những cớ sở dữ liệu và thông tin giàu có, làm nên cho các hoạt động khai phá và phát hiện tri thức, tạo cơ sở cho việc xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức.

Như đã trình bày ở trên, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin mới là một vế trong việc chuẩn bị cho nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Về thứ hai, có ý nghĩa quyết định, là năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo, đổi mới của con người. Khả năng này phải được bồi

dưỡng và phát huy trong mọi lĩnh vực, từ người lãnh đạo, nhà kinh doanh cho đến mọi công dân trong xã hội. Công nghệ thông tin là quan trọng, máy tính là quan trọng, nhưng công nghệ thông tin dù hùng mạnh đến mấy cũng chỉ có thể trợ giúp con người trong một số hoạt động tri thức, máy tính dù có tính hàng tỷ phép tính một giây, về bản chất cũng mới chỉ có thể thực hiện các qui trình tất định trên những tri thức chắc chắn, cho dù với năng lực lưu trữ và tốc độ tính toán khổng lồ, ta cũng có thể dùng nó để mô phỏng và bắt chước thực hiện (xấp xỉ một cách tất định và chắc chắn!) một số lập luận không tất định trên các tri thức không chắc chắn. Cái phần không chắc chắn, không tất định, không nhất quán ấy rất là đời thường, và xét đến tận cùng, chỉ có thể được xử lý bởi những năng lực trí tuệ hết sức linh hoạt và nhậy bén, cho đến nay vẫn là đặc hữu của con người. Công nghệ thông tin có góp phần thúc đẩy con người trở về nghiên cứu bản chất hoạt động trí tuệ của chính mình, nhưng cái bản chất ấy ta vẫn chưa hiểu thấu đáo được bao nhiêu, cho nên nhiều khả năng kỳ diệu trong hoạt động trí tuệ vẫn được xem là riêng của con người, và vì vậy con người, với năng lực sáng tạo và đổi mới của mình, vẫn là nhân tố chủ đạo trên con đường đi tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức.

2.3 Phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức nước ta giai đoạn 2011 - 2020

Những phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức dưới đây đều căn cứ vào những biến đổi chủ yếu có thể thấy được ở giai đoạn 2011 - 2020, vào tiềm năng và hạn chế của trí thức nước ta và cần sát với hai lĩnh vực khác nhau là trí thức trong bộ máy đảng, nhà nước, và trí thức ở các lĩnh vực ngoài nhà nước.

Không có phương hướng giải pháp riêng cho hai bộ phận trí thức ở hai lĩnh vực khác nhau, thì không tránh khỏi rơi vào trạng thái chung chung về lý thuyết, cách xa thực tiễn cuộc sống. Bởi vì những người trí thức trong bộ máy cầm quyền là những công chức, sống và làm việc theo Luật Công chức và sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng. Còn đông đảo trí thức ngoài nhà nước (kể cả trí thức về hưu) ngày càng tăng thì làm việc theo nhu cầu của xã hội, Nhà nước, doanh nghiệp. Họ phải tìm tòi những giải pháp tối ưu cho những vấn đề thực tiễn do đối tác, hay Nhà nước và tổ chức xã hội đặt ra. Họ tồn tại và phát triển dựa vào năng lực cá nhân và hợp tác với đồng nghiệp và được đánh giá bằng chất lượng công việc trong quan hệ cạnh tranh về trí tuệ.

Ở đây, chúng tôi xin phân tích những vấn đề thuộc đội ngũ trí thức hiện đang hoạt động trong hệ thống khoa học và công nghệ trên cả nước với tên gọi là Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã hình thành 26 năm nay. Sự gắn bó trong hoạt động giữa trí thức trong và ngoài nhà nước là truyền thống lâu năm bắt đầu từ khi thành lập "Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam" vào năm 1963 được Bác Hồ dự và dặn dò trí thức. Đến nay, Liên hiệp đã bao gồm 68 Hội khoa học và kỹ thuật trên phạm vi cả nước với 245 Hội thành viên (trong đó có 4 Tổng hội: Y học, Xây dựng, Địa chất, Cơ khí với 80 Hội thành viên) và 55 Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật của tỉnh, thành phố.

Từ thực tiễn hoạt động của trí thức ngoài nhà nước, có thể rút ra những phương hướng và giải pháp sau:

2.3.1 Hợp tác liên ngành khoa học và công nghệ là cách hoạt động có hiệu quả

Sự hợp tác liên ngành của VUSTA ngoài giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ đặt ra, còn đưa đến sự phát triển các tổ chức khoa học và kỹ thuật. Hiện đã có: 43% số hội có chi hội trong các doanh nghiệp nhà nước; 15% số hội có chi hội trong các doanh nghiệp khác; 70% - 75% các chi hội ở trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu...; ở một số liên hiệp hội địa phương tỉnh, thành còn có sự tham gia của các thành viên thuộc Hội Văn học - nghệ thuật, Hội Nhà báo, Hội Kế hoạch hóa gia đình, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Sinh vật cảnh.

Ở đâu có nhu cầu về khoa học và công nghệ thì ở đó sớm hay muộn có các tổ chức khoa học và kỹ thuật. Do đó, gần đây Liên hiệp Hội ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng đã phát triển tổ chức xuống các quận, huyện.

Phương hướng từ nhu cầu khoa học và công nghệ mà phát triển tổ chức của trí thức để đáp ứng, nên VUSTA đã thu hút được khoảng 1,8 triệu hội viên, trong đó có 80 vạn hội viên là trí thức, chiếm 1/3 tổng số trí thức cả nước.

2.3.2 Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chủ trương, các dự án đầu tư

Đây là một hướng quan trọng xây dựng đội ngũ trí thức từ thực tiễn được thực hiện gần 10 năm nay theo quyết định của Đảng và Nhà nước. Hoạt động này, một mặt, giúp các cơ quan đảng và nhà nước có cơ sở khoa học tin cậy trong thực hiện đường lối, chính sách; mặt khác, là phương thức bồi dưỡng, xây dựng trí thức trong thực tiễn. Phương hướng và giải pháp này có hiệu quả tốt thể hiện ở chất lượng tư vấn, phản biện các dự án thủy điện Sơn La; đường Hồ Chí Minh; thay nước Hồ Tây; bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long và di tích Cột cờ; phòng, chống dịch

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 85 - 89)