Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 60 - 62)

4. Tư duy sáng tạo

4.1 Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

Đã có nhiều quan niệm khác nhau về triết học và do vậy, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò của triết học. Có thể xem xét vai trò của triết học từ nhiều phương diện khác nhau, bởi trong thực tế, triết học có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người. Một trong những tác động lớn của triết học đến con người và xã hội là tác động lên năng lực tư duy của con người.

Trong thực tiễn, đã có nhiều loại hệ thống triết học khác nhau. Mỗi hệ thống triết học ấy luôn nhìn nhận, suy tư về thế giới và những vấn đề cụ thể của thế giới theo cách riêng của mình. Mỗi hệ thống này lại bao gồm những tri thức khác nhau về những vấn đề khác nhau. Các hệ thống xuất hiện sau, dù có ý thức hoặc không, bao giờ cũng bao hàm những tri thức của một hoặc một số hệ thống trước đó. Các hệ thống triết học nói chung, các tri thức triết học nói riêng, luôn có cái đúng, có cái không đúng; có cái là chân lý, có cái sai lầm.

Trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc đời của mỗi con người, tri thức triết học luôn tồn tại. Mỗi con người có thể họ tiếp nhận cả một hệ thống triết học nào đó, có thể họ sử dụng các kiến thức triết học lấy từ các hệ thống triết học khác nhau. Nhưng, thông thường thì đó là những kiến thức mà họ tin là đúng, hoặc đã được họ kiểm nghiệm bằng chính hoạt động và kinh nghiệm sống của mình. Các tri thức triết học cùng các tri thức khác cũng được họ tiếp nhận như vậy đã tạo thành hệ thống tri thức chỉ đạo tư duy và hành động của mình trong cuộc sống. Hệ thống tri thức ấy luôn được bồi đắp, tích luỹ, đổi mới và kiểm nghiệm trong suốt cuộc đời, là nền tảng cho toàn bộ suy nghĩ, hoạt động, ứng xử của họ.

Cũng tương tự như vậy, trên bình diện xã hội, trong mỗi thời kỳ lịch sử xác định, ý thức xã hội của mỗi cộng đồng cũng là sự tổng hợp các hệ thống tri thức khác nhau, tạo thành ý thức cộng đồng, chỉ đạo mọi suy nghĩ, hoạt động và ứng xử của cộng đồng đó. Nhưng, khác với ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng, một mặt, được thể hiện thông qua ý thức cá nhân; mặt khác, lại được hình thành trên cơ sở các ý thức cá nhân của cộng đồng. Trong ý thức cộng đồng cũng như ý thức cá nhân, hệ thống các tri thức triết học là cốt lõi căn bản, là chất keo dính kết toàn bộ các loại tri thức khác, có trong cộng đồng hoặc cá nhân cụ thể. Bởi vậy, các tri thức triết học với tư cách bộ khung cốt trong thế giới quan của mỗi con người và mỗi cộng đồng luôn đóng vai trò là nền tảng cho tư duy của con người.

Thực tế lịch sử từ thời cổ đại cho đến nay, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều cho thấy, khi hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng phải thay đổi. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để giải quyết vấn đề. Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp cho hệ thống tri thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế giới quan, dẫn đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy của con người.

Những phát minh lớn trong khoa học, những lí thuyết và kiến thức triết học với tư cách những tri thức khái quát thường xuất hiện như là những đột phá điểm của sự thay đổi tư duy. Không có được những phát minh hoặc những lí luận triết học như vậy, không thể có sự thay đổi của tư duy. Khi các tri thức khoa học cụ thể cùng những trải nghiệm thực tiễn được tích luỹ, rồi được khái quát thành tri thức triết học, hay nói cách khác, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn khi đã đạt đến tầm triết học, có khả năng làm thay đổi năng lực tư duy của con người và xã hội.

Năng lực tư duy của con người chính là khả năng vận dụng tổng thể các tri thức đã có để tạo ra được những tri thức mới, tạo ra những giải pháp đúng đắn và thích hợp cho việc giải quyết

những vấn đề đang được đặt ra trong thực tiễn. Để tư duy, con người buộc phải sử dụng bộ máy các khái niệm, phạm trù, các tri thức nằm trong hệ thống các khái niệm, phạm trù đó. Năng lực tư duy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng, quan trọng và quyết định nhất vẫn là hệ thống các tri thức, trong đó đặc biệt là các tri thức tổng thể và khái quát - những tri thức triết học. Mang tính khái quát, tổng quát, các tri thức triết học giữ vai trò định hướng chủ đạo. Kết hợp với các tri thức khác mà con người tích luỹ được, nó định hướng tư duy, cách suy nghĩ và hành động của họ.

Năng lực tư duy của mỗi cá nhân và cộng đồng được hình thành trong quá trình hoạt động và phát triển của họ. Nó được thể hiện qua khả năng kịp thời nắm bắt những thay đổi nhanh chóng của thế giới bên ngoài. Nhưng, thế giới trong điều kiện ngày nay lại thay đổi rất nhanh chóng và khó lường. Không thể dùng tư duy cũ phản ánh thế giới cũ để nhận thức chính xác và đầy đủ thế giới hiện thực đã thay đổi. Chính vì vậy, khi cuộc sống thực tiễn đã thay đổi, tư duy cũ thể hiện sự bất lực qua việc chỉ đạo hoạt động kém hiệu quả, con người buộc phải đổi mới tư duy. Điều đó cũng có nghĩa là con người buộc phải đổi mới năng lực tư duy.

Đổi mới tư duy, hay đổi mới năng lực tư duy, trước hết con người phải đổi mới các công cụ tư duy, tức đổi mới tri thức nằm trong hệ thống các khái niệm, phạm trù đã có trước đó. Nếu không đổi mới được những tri thức cũ, không còn phù hợp với hiện thực mới, chúng sẽ trở thành xiềng xích trói buộc tư duy, trói buộc suy nghĩ và hành động của con người. Chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ và cả chủ nghĩa cải lương dưới nhiều hình thức khác nhau, đều là sản phẩm của việc chậm đổi mới tư duy khi hiện thực đã biến đổi. Nhưng, việc đổi mới các tri thức trong hệ thống khái niệm, phạm trù lại không thể làm ngay lập tức, làm một lần là xong, mà đó là một quá trình. Trong quá trình đó, các kiến thức mới được bổ sung, kiến thức cũ được hoàn thiện hoặc bị loại bỏ. Với tư cách những tri thức tổng hợp, khái quát, triết học đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới đó. Không có một định hướng triết học đúng, một thế giới quan khoa học thực sự, quá trình đổi mới tư duy sẽ là quá trình mò mẫm, thụ động, chậm chạp, khó tiên đoán. Triết học, trong quá trình này, không chỉ là nguyên liệu và năng lượng cho đổi mới tư duy, mà đồng thời, còn là ngọn đèn pha định hướng cho sự đổi mới.

Quá trình đổi mới tri thức đến một giới hạn nhất định sẽ tạo nên những thay đổi trong hệ thống các tri thức triết học. Khi đó bắt đầu một quá trình biến đổi cách mạng trong tư duy và năng lực tư duy. Bởi thế, có thể nói, đổi mới tư duy, nâng cao năng lực tư duy không thể không đổi mới các tri thức triết học. Nếu chủ động thực hiện được quá trình đó, con người sẽ đi nhanh hơn, hiệu quả hơn cả trong đổi mới tư duy lẫn trong hoạt động. Nếu thụ động, quá trình sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn, kéo dài, hiệu quả không cao, nhưng tất yếu vẫn phải diễn ra. Hệ thống các từ thức triết học là sự “chưng cất”, “cô đặc”, là nhân lõi, khung cốt của những in thức thuộc loại khác mà con người đã có được. Do vậy, khi nó buộc phải thay đổi thì toàn bộ các phần khác của hệ thống tri thức cũng theo đó mà phải thay đổi. Điều quan trọng là, trong quá trình đó, mọi sự thay đổi, cả các tri thức triết học, năng lực tư duy đều luôn có sự kế thừa. Bằng việc kế thừa và nhờ sự kế thừa mà triết học có thể đảm nhận được vai trò vừa là nguyên liệu, năng lượng, vừa là định hướng cho việc đổi mới và nâng cao năng lực tư duy.

Thế giới đang biến đổi hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Nó đòi hỏi tư duy cũng phải nhanh chóng đổi mới, thích ứng và phát triển nhanh hơn, năng lực tư duy phải không ngừng được nâng cao mới có thể nắm bắt, nhận thức được thế giới. Trên cơ sở đó, con người, cộng đồng mới có thể hành động đúng, có hiệu quả cao, phát triển theo nhịp độ của thế giới. Bối cảnh hiện nay, cả bên trong lẫn bên ngoài, đang đòi hỏi con người Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới, nâng cao năng lực tư duy hơn nữa. Nếu không làm được điều đó, việc giải quyết hàng loạt những vấn đề khác sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể vượt qua, tình trạng (không chỉ là nguy cơ) tụt hậu ngày một thêm khó khắc phục.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão khiến cho vòng đời các sản phẩm, các công nghệ ngày càng ngắn dần lại. Các lực lượng sản xuất đang gia tốc chu kỳ thay

thế cái cũ bằng cái mới ở quy mô ngày càng lớn và mạnh. Toàn cầu hoả là xu thế tất yếu và ngày càng gia tăng sức mạnh với tốc độ ghê gớm, ngày càng lôi kéo các quốc gia vào vòng xoáy của mình khiến cho họ không thể cưỡng lại được. Những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề sinh thái, đang ngày càng đặt nhân loại trước những thử thách khủng khiếp và khôn lường, yêu cầu phải giải quyết cấp bách. Tất cả những thay đổi nhanh chóng của mấy thập kỷ qua đã tích tụ sức mạnh của chúng để sẵn sàng “nổi loạn” với con người và các cộng đồng, nếu con người và cộng đồng không kịp đổi mới tư duy, nâng cao hơn nữa năng lực tư duy của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w