Nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 50 - 53)

3. Trí tuệ và tri thức 1 Giá trị của tri thức

3.2.3 Nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức

Thời đại kinh tế tri thức tôn sùng vai trò và giá trị của tri thức, báo trước sự xuất hiện của một thời đại thực sự lấy con người làm gốc. Trong thời đại kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, vật chất và kim tiền cấu thành nhân tố then chốt của nó, trở thành mục tiêu giá trị mà con người theo đuổi, đặc trưng của nó là con người sống trong đó mất đi cái tôi, trở thành vật phụ thuộc, giá trị chủ thể bị giá trị khách thể che lấp, nhấn chìm. Trong thời đại kinh tế tri thức, tri thức, thông tin, năng lực và nhân tài thực sự trở thành nhân tố then chốt nhất của sự phát triển xã hội, trở thành mục tiêu giá trị mà con người theo đuổi. Tri thức là vật sáng tạo của não người, kinh tế tri thức do theo đuổi tri thức nên thực sự hồi quy về bản thân con người. Khi Bacon tuyên bố "tri thức là sức mạnh", dù lúc bấy giờ tri thức thực sự đã thể hiện vai trò to lớn của nó trong phát triển xã hội, nhưng việc kinh tế tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế lại là việc của nửa sau thế kỷ XX về sau. Sự xuất hiện của kinh tế tri thức có nghĩa là đoá hoa tinh thần rực rỡ cuối cùng trong tiến trình lâu dài của sự phát triển của thế giới đã kết quả đầy đặn cho loài người, có nghĩa là tính chủ thể của con người cuối cùng đã bước lên một giai đoạn huy hoàng, giá trị của con người trong thời đại kinh tế tri thức sẽ được thể hiện thêm một bước, do đó kinh tế tri thức tất yếu sẽ là thời đại phát triển mạnh của chủ thể, cũng là thời đại nhân cách với tính cách là biểu hiện tập trung của tính chủ thể ngày càng hoàn thiện. Chúng ta có lý do để tin rằng, trong thời đại kinh tế tri thức, loài người có năng lực bước ra khỏi sự phiền khốn của "khủng hoảng nhân cách" trong thời đại công nghiệp, từ đó cuối cùng thoát khỏi mối đe doạ của khủng hoảng sinh tồn, thực hiện sự phát triển bền vững của nền văn minh loài người.

Nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định, nó phải thể hiện yêu cầu của nguyên tắc sản xuất xã hội kinh tế tri thức. Đồng thời, thứ nhân cách lý tưởng này cũng sẽ xúc tiến sự phát triển của xã hội kinh tế tri thức, hai bên điều hoà lẫn nhau, thực hiện sự cộng sinh và phồn vinh chung của con người và giới tự nhiên.

Xét từ tình hình phát triển xã hội, có thể cho rằng nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức là nguyên tắc phát triển bền vững và nguyên tắc đổi mới, ứng biến linh hoạt.

+ Nguyên tắc phát triển bền vững của xã hội. Kinh tế tri thức là nền kinh tế xúc tiến sự phát triển hài hoà giữa con người và giới tự nhiên, kinh tế công nghiệp, dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc "tất cả những gì kỹ thuật có thể làm đều cần làm", đã lợi dụng một cách đơn nhất, tối đa các nguồn tự nhiên nhằm đạt lợi nhuận tối đa mà không cân nhắc hay rất ít cân nhắc đến hiệu ứng môi trường, hiệu ứng sinh thái. Kinh tế tri thức ra đời trong thời đại nhiều nguồn tự nhiên hao kiệt, khủng hoảng môi trường ngày càng trầm trọng, cần dung hoà khoa học và kỹ thuật làm một, làm cho loài người lại nhận thức được rằng giữa con người và giữa tự nhiên tuyệt nhiên không phải là quan hệ chinh phục và bị chinh phục, cải tạo và bị cải tạo, con người trước sau là một bộ phận của giới tự nhiên, tuyệt nhiên không độc lập với hay cao hơn các bộ phận khác, mỗi cơ thể đều có giá trị nội tại của mình.

+ Nguyên tắc đổi mới và ứng biến linh hoạt. Trong thời đại kinh tế công nghiệp, người ta lợi dụng kinh tế quy mô, chạy theo nguyên tắc hiệu suất tối đa đầu ra. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong thời đại kinh tế tri thức, phương thức tư duy của người ta là đi từ tuyệt đối tới tương đối, từ tính đơn nghĩa tới tính đa nghĩa, từ tuyến tính tới phi tuyến tính, từ chính xác tới mơ hồ, từ tính xác lập tới tính không xác lập, từ tính khả nghịch tới tính bất khả nghịch, từ phương pháp phân tích tới phương pháp hệ thống, từ tính định luật tới lý thuyết trường, từ sự tách biệt thời gian không gian tới sự thống nhất thời gian không gian. Cũng có nghĩa là, loài người cuối cùng đã đi từ sự theo đuổi sự xác định về lượng tới sự theo đuổi cải thiện về chất. Do vậy, kinh tế tri thức dùng nguyên tắc đổi mới, ứng biến linh hoạt để chỉ đạo phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Rõ ràng, tính sáng tạo của con người lại được thừa nhận trở lại, loài người bắt đầu ứng dụng một cách tích cực, có tính sáng tạo năng lực của bản thân mình.

Hai nguyên tắc sản xuất lớn của xã hội kinh tế tri thức đã buộc thời đại kinh tế tri thức phải hun đúc một mô hình nhân cách lý tưởng vừa tôn sùng lý tính chí thượng, vừa tràn đầy sự quan tâm nhân văn, tinh thần khoa học và tinh thần nhân văn giao hoà lẫn nhau. Mô hình nhân cách lý tưởng này phải có mấy đặc trưng dưới đây:

+ Khám phá, tiến thủ, coi trọng thực tế, đổi mới. Kinh tế tri thức là kinh tế lấy tri thức làm cơ sở. Tiến vào xã hội kinh tế tri thức, thì trình độ, chất lượng phát triển kinh tế loài người về cơ bản được quyết định bởi năng lực sản xuất, năng lực tích tụ tri thức, năng lực đạt được tri thức mới và năng lực vận dụng tổng hợp các loại tri thức. Do vậy, cần bồi dưỡng một thứ tố chất nhân cách có tinh thần khoa học, như tôn trọng thực tế, theo đuổi chân lý, dám hoài nghi, không ngừng tiến thủ, phê phán, đổi mới..., không ngừng khám phá cái chưa biết, nhận thức chân lý, cung cấp động lực tri thức cho sự phát triển xã hội.

+ Tôn trọng giới tự nhiên, yêu quý môi trường. Kinh tế tri thức là kinh tế phát triển bền vững, nó đòi hỏi loài người từ bỏ phương thức tư duy đối lập giữa con người và giới tự nhiên của thời đại công nghiệp, thay đổi chuẩn mực giá trị và mô hình hành vi chỉ coi giới tự nhiên là đối tượng chinh phục và cải tạo của loài người. Nhận thức đầy đủ tính toàn diện của mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, học biết cách tôn trọng giới tự nhiên. Con người sống trong giới tự nhiên nhưng lại sáng tạo ra giới tự nhiên, giới tự nhiên nuôi sống con người, lại bị chế ước bởi con người. Quan hệ giữa con người và giới tự nhiên là mối quan hệ quy định lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Bất kỳ hành vi nào thoát khỏi giới tự nhiên, phá hoại nghiêm trọng sự cân bằng vĩ đại của giới tự nhiên tất yếu đều bị giới tự nhiên chống lại và trừng phạt. Do vậy, loài người cần tôn trọng

quy luật sinh thái, căn cứ theo nguyên tắc phát triển hài hoà giữa con người và giới tự nhiên mà cân nhắc, lựa chọn hành vi can thiệp vào giới tự nhiên, bồi dưỡng một loại hình nhân cách lý tưởng thể hiện quan niệm giá trị phát triển hài hoà giữa con người và giới tự nhiên.

+ Đoàn kết hợp tác, quan tâm yêu mến người khác. Đứng trước khủng hoảng xã hội ngày càng nghiêm trọng của thời đại công nghiệp, thời đại kinh tế tri thức cần loại bỏ quan niệm đạo đức lấy cá nhân làm trung tâm, tự tư tự lợi cực đoan trong mô hình nhân cách của thời đại công nghiệp, bồi dưỡng một quan niệm đạo đức lấy quan tâm yêu mến người khác, đoàn kết hợp tác làm cơ sở, thực hiện sự phát triển hài hoà giữa con người và xã hội, thúc đẩy sự vận chuyển lành mạnh của cơ thể xã hội.

+ Không ngừng vượt lên, hoàn thiện mình. Loài người cần thẩm định lại quan niệm giá trị và mô hình hành vi của mình, xây dựng một mô hình nhân cách lý tưởng theo đuổi sự hưởng thụ vật chất và sự vượt lên về tinh thần, thống nhất giữa giá trị công cụ và giá trị mục đích; cần hiểu được rằng con người không chỉ là vật tồn tại tự nhiên mà còn là vật tồn tại tinh thần. Sự khu biệt căn bản giữa con người và động vật là ở chỗ con người không chỉ có nhu cầu vật chất mà còn có nhu cầu tinh thần, không chỉ cần lấy mình làm công cụ sáng tạo ra giá trị mà còn cần lấy mình làm mục đích của việc thực hiện giá trị. Như vậy, loài người mới có thể tìm thấy trở lại khuôn viên tinh thần đã mất của mình.

Trên đây chỉ từ tầng diện "cần" để phân tích yêu cầu của nguyên tắc sản xuất xã hội thời đại kinh tế tri thức đối với tố chất con người. Vấn đề là nhân cách lý tưởng như vậy có khả năng thực hiện trong thời đại kinh tế tri thức hay không? Câu trả lời là khẳng định.

+ Việc đề xuất chiến lược phát triển bền vững đã cung cấp môi trường xã hội đẹp nhất cho sự trưởng thành của nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức. Sau thế chiến 2, đứng trước sự phá hoại có tính huỷ diệt mà việc ứng dụng vào xã hội các thành tựu khoa học kỹ thuật như bom nguyên tử, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng mang lại cho loài người, các nhà toán học và triết học Anh như Russell, Einstein... đã liên hợp công bố tuyên ngôn phản chiến, kêu gọi các nhà khoa học phải quan tâm đến sự nguy hại mà thành tựu nghiên cứu khoa học có thể đem lại cho loài người. Tháng 6 năm 1972, Liên Hợp Quốc lần đầu tiên đã triệu tập Hội nghị Môi trường Loài người với quy mô chưa từng có, đưa ra báo cáo Chỉ có một trái đất nói về ảnh hưởng sâu xa mà hoạt động của loài người đang gây ra cho môi trường tự nhiên. Trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc năm 1987 đã nêu ra rõ ràng tư tưởng phát triển bền vững của xã hội. Năm 1992, Đại hội Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc đã chế định Chương trình nghị sự thế kỷ XXI, mục đích là thông qua việc cải tạo mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng của loài người, làm cho con người, khoa học kỹ thuật, giới tự nhiên và xã hội phát triển hài hoà. Chiến lược phát triển bền vững đang đi sâu vào lòng người, người ta đều đang hiến kế cho việc thực hiện sự phát triển hài hoà giữa con người và giới tự nhiên, xã hội, điều này sẽ tạo môi trường xã hội tốt đẹp cho sự sinh trưởng của nhân cách lý tưởng vừa thể hiện tinh thần khoa học vừa tràn đầy mối quan tâm nhân văn.

+ Xu thế khách quan tổng hợp hoá, chỉnh thể hoá, chủ thể hoá khoa học hiện đại đã cung cấp điều kiền cần thiết cho việc bồi đưỡng nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức. Lenin từng khẳng định: "Trào lưu lớn mạnh đi từ khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội không những chỉ tồn tại trong thời đại Feti mà cũng tồn tại trong thời đại chủ nghĩa Marx. Trong thế kỷ XX, trào lưu này vẫn lớn mạnh, thậm chí có thể nói càng lớn mạnh hơn" (1). Trong thời đại hiện nay, sự phát triển các khoa học bên lề, khoa học giáp ranh, khoa học cắt ngang đã vạch ra mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, phá vỡ các thành luỹ phân giới giữa các bộ môn khoa học, tạo điều kiện cho sự đối thoại giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Người đề ra lý thuyết kết cấu hao tán Prigogine nêu ra rằng cần thay đổi cách hiểu hẹp về truyền thống khoa học. Ông xác định khoa học là sự đối thoại giữa con người và giới tự nhiên, tin rằng chỉ có thực hiện sự tổng hợp mới mới có thể xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và

giới tự nhiên. Nhân vật đại biểu của trường phái lịch sử trong triết học khoa học là Kuhn- người đã đưa một cách sáng tạo tâm lý học và xã hội học vào triết học khoa học, có đóng góp quan trọng vào việc đưa triết học khoa học thoát ra khỏi đám mây mù của chủ nghĩa duy khoa học. Sự nhìn xa trông rộng của các nhà khoa học đã cho thấy, trào lưu đi từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội đã xúc tiến sự giao hoà giữa tinh thần khoa học và tinh thần nhân văn, điều này cung cấp điều kiện cần thiết cho sự hình thành nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w