Diễn biến lịch sử của nhân cách và “khủng hoảng nhân cách” trong thời đại kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 49 - 50)

3. Trí tuệ và tri thức 1 Giá trị của tri thức

3.2.2 Diễn biến lịch sử của nhân cách và “khủng hoảng nhân cách” trong thời đại kinh tế công nghiệp

thời đại kinh tế công nghiệp

Khảo sát từ trong quá trình phát triển lịch sử, trạng thái nhân cách trong các thời đại khác nhau không giống nhau. Trong thời đại kinh tế nông nghiệp, do trình độ lực lượng sản xuất thấp, sự sinh tồn của loài người ở mức độ rất lớn được quyết định bởi sự ban tặng của giới tự nhiên. Loài người chỉ có trực tiếp dung hoà lực lượng sinh mệnh của cá thể làm một, xác lập mục tiêu của một cộng đồng, phục tùng một mệnh lệnh, nỗ lực theo phương hướng yêu cầu của một quần thể, mới có thể thể hiện được bản chất và lực lượng của con người, mới có thể phát huy được lực lượng của "loài", chiến thắng tai hoạ tự nhiên và khó khăn sinh tồn trong trạng thái năng lực vô cùng yếu đuối. Điều đó làm cho nhân cách trong thời đại kinh tế nông nghiệp là một thứ "nhân cách phụ thuộc" lấy quần thể làm bản vị. "Nhân cách phụ thuộc" này một mặt làm cho tiềm năng sinh mệnh của cá nhân trong việc chống chọi với tự nhiên có thể phát huy và tăng cường, đẩy văn minh loài người tiến lên; mặt khác lại làm cho quần thể tiến hoá dần thành thực thể siêu cá thể, nhân cách hoá, quay trở lại trói buộc và áp chế cá thể, cuối cùng hạn chế, thậm chí trói buộc sự sáng tạo của cá nhân. Cùng với sự phát triển của lịch sử, "nhân cách phụ thuộc" của thời đại kinh tế nông nghiệp tất yếu bị hình thái nhân cách mới hoàn thiện hơn thay thế.

Loài người giương cao ngọn cờ lý tính đi tới thời đại kinh tế công nghiệp. Con người thời đại kinh tế công nghiệp ở mức độ rất lớn đã thoát khỏi sự nô dịch của giới tự nhiên, từ đó thoát khỏi thứ quan hệ phụ thuộc nhân thân trong thời đại kinh tế nông nghiệp, đạt được sự độc lập nhân cách. So với thời đại kinh tế nông nghiệp, nhân cách thời đại kinh tế công nghiệp có các đặc trưng tinh thần khoa học như tôn trọng thực tế, theo đuổi chân lý, dám hoài nghi, không ngừng tiến thủ, khoan dung mở ngỏ, chân thành vô tư, nghiêm túc, phê phán, sáng tạo cái mới. Loại nhân cách này không những thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo, phổ cập và truyền bá tri thức khoa học, nâng cao trí tuệ và lý trí của con người, tăng cường năng lực chống lại sự dã man và ngu muội, hơn nữa còn có thể thông qua việc du nhập tinh thần khoa học vào xã hội, thúc đẩy văn minh hoá phương thức hành vi xã hội, thúc đẩy việc đạo đức hoá tư tưởng và hành vi của con người. Nhân cách vĩ đại của Copernics, Bruno, Galilei, Newton, Einstein... không những trở thành động lực và nguồn tinh thần không bao giờ cạn kiệt thúc đẩy khoa học phát triển, mà còn trở thành nguồn của cải quý giá của văn minh đạo đức loài người.

Nhưng nhân cách thời đại công nghiệp cũng có khiếm khuyết nghiêm trọng, đó là sự vắng bóng tinh thần nhân văn. Người ta suy tôn quá mức lý tính mà bỏ qua sự quan tâm đến ý nghĩa và

giá trị sinh tồn của loài người; nắm được tri thức hữu hiệu về tự nhiên nhưng đánh mất mất cái tôi, đánh mất mất linh tính nội tại. Đúng như Schille đã nhìn thấy, cùng với sự phát triển của kỹ thuật cơ khí, sự xác lập chế độ công xưởng, văn minh công nghiệp trói buộc con người vào những mảnh vụn của hệ thống cơ khí, bàn xoay của máy móc làm cho con người mất đi nhịp sống hài hoà và xúc động thanh xuân, loài người trong khi vùi đầu tìm kiếm căn cứ tri thức và nỗ lực vơ vét từ thế giới bên ngoài, lại không quan tâm đến căn cứ của ý nghĩa cuộc sống; đồng thời với việc giành được thắng lợi vẻ vang trước giới tự nhiên, lại trở thành tù nhân của sức sáng tạo của mình. Có thể thấy, nhân cách thời đại kinh tế công nghiệp là một nhân cách "đơn diện" bị vật hoá. Là biểu hiện tập trung của các tính chủ thể, như phẩm chất tâm lý, quy phạm hành vi và mô hình vai trò ở chủ thể, thứ nhân cách này biểu hiện cụ thể ở:

+ Khi xử lý mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, kiên trì định hướng lấy nguyên tắc "tất cả những gì kỹ thuật có thể làm thì đều cần làm", "hiệu suất và sản lượng tối đa" làm hạt nhân, vơ vét điên cuồng từ giới tự nhiên, dẫn đến khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng, như mất cân bằng sinh thái, môi trường tồi tệ đi, tài nguyên cạn kiệt, hàng loạt giống loài tuyệt diệt.

+ Đặt cá nhân lên trên hết, tự tư cực đoan, từ đó dẫn đến khủng hoảng xã hội ngày càng nghiêm trọng như sự lạnh nhạt giữa con người, chiến tranh liên miên.

+ Đặt vật chất lên trên hết, chỉ chạy theo lợi nhuận. Con người chìm đắm vào ham muốn vật chất, mất niềm tin, tinh thần sa sút, đạo đức suy đồi, thế giới tinh thần của loài người xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng.

Sự xuất hiện khủng hoảng buộc loài người phải suy xét lại hành vi của mình, tìm kiếm trở lại giá trị và ý nghĩa tồn tại của môi trường sinh tồn của mình. Con người ngày càng nhận thức rõ thực chất của đủ loại khủng hoảng mà con người phải đối mặt là khủng hoảng con người, khủng hoảng nhân cách, là khủng hoảng mà mô hình nhân cách "đơn diện" thời đại kinh tế công nghiệp tạo ra. Chỉ có vứt bỏ thứ mô hình nhân cách "đơn diện" vật hoá này, xây dựng một nhân cách lý tưởng, mới, có thể thúc đẩy sự phát triển hài hoà của con người, tự nhiên và xã hội, thì loài người mới có thể cuối cùng thoát khỏi sự vây khốn của khủng hoảng sinh tồn, thực hiện sự phát triển bền vững của văn minh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w