Những vấn đề hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 37 - 38)

2. Nhận thức của con người 1 Nhận thức về thời đại ngày nay

2.1.3 Những vấn đề hiện nay

Nhịp độ chuyển biến của thế giới nhanh chóng đến mức khó hình dung. Quá trình đó làm cho tính chất của thời đại càng phức tạp thêm bởi những biểu hiện mới của nó.

Sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa tư bản thay đổi chiến lược ra sức lợi dụng quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa để tư bản hóa toàn thế giới. Đó là sự áp đặt giá trị, đồng hóa thế giới theo màu sắc tư bản chủ nghĩa; là sự đe dọa, chà đạp, phá vỡ các giá trị truyền thống của các dân tộc và các quốc gia có chủ quyền. Vì thế, vấn đề nổi bật trên đời sống chính trị quốc tế hiện nay là các tầng lớp, giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc, các quốc gia độc lập quyết tâm chống lại sự áp đặt và can thiệp, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ giá trị truyền thống và định hướng phát triển xã hội của mình. Trong bối cảnh ấy, định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.

Quá trình toàn cầu hóa, một mặt, tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của tất cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng là sự phân chia thành hai thái cực giàu ngèo, tạo thế độc quyền

chưa từng thấy của các trung tâm công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật công nghệ. Do đó, một số nước "sinh sau đẻ muộn" khi bước vào quá trình công nghiệp hóa gặp rất nhiều khó khăn.

Bản thân các nước tư bản phát triển cũng gặp nhiều thách thức lớn. Do tư bản tập trung cao độ, do sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình "toàn cầu hóa" ngày càng đi vào chiều sâu, trong khi đó các thể chế thuộc kiến trúc thượng tầng vẫn chưa vượt khỏi phạm vi các quốc gia, dân tộc tư sản, nên mâu thuẫn vốn có giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản không hề giảm, mà ngày càng tăng. Các công ty xuyên quốc gia sáp nhập, liên kết chặt chẽ với nhau về tổ chức, vốn đầu tư, kỹ thuật, quản lý để chi phối thị trường quốc tế, làm cho các đạo luật, quy tắc, trật tự của các quốc gia tư bản chủ nghĩa bị phá vỡ, không kiểm soát được. Trong khi đó, ngay trong lòng các nước tư bản giàu có nhất vẫn chứa đựng sự nghèo đói và đặc biệt là sự bất công. Tất cả những điều đó thực sự là những quả bom nổ chậm, đe dọa xã hội của các nước tư bản phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu diễn ra từ 2008 đến nay bắt đầu từ Mỹ và lan ra toàn thế giới đã chứng tỏ những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa không hề dịu đi mà có phần sâu sắc hơn, khủng hoảng kinh tế là căn bệnh trầm kha không thể thoát được của các thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Quá trình toàn cầu hóa khi được gắn với việc tập trung tư bản thì đồng thời cũng làm cho quy mô bóc lột của chủ nghĩa tư bản mở rộng, làm cho mâu thuẫn thời đại thêm sâu sắc. Vì thế việc giải quyết những mâu thuẫn thời đại đòi hỏi phải có sự tự giác cao, đồng thời cần có sự phối hợp khu vực và quốc tế, cần có nội dung, phương pháp thích hợp.

Chính trong bối cảnh thế giới phức tạp như vậy, các dân tộc càng phải độc lập, tự chủ và không ngừng sáng tạo, càng hội nhập thì càng cần phải phát huy bản sắc dân tộc, giá trị chuẩn mực của dân tộc "hội nhập mà không hoà tan". Đúng là thế giới phát triển theo quy luật của nó, nhưng cách thức phát triển và bước đi là vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi nước phải tìm ra định hướng phát triển cho mình trên cơ sở những xu hướng vận động của thời đại.

Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang ra sức phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới có bước phát triển mới, sáng tạo mô hình phát triển kinh tế- xã hội đậm nét Việt Nam, đưa nước ta tiến bước vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại./.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chủ Nghĩa Mac Lênin pptx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w