2. Nhận thức của con người 1 Nhận thức về thời đại ngày nay
2.1.1 Quan niệm về thời đạ
Sự phân chia các thời đại trong lịch sử nhân loại là một công việc không đơn giản, xuất phát từ những cơ sở, tiêu chí khác nhau. Có nhiều cách phân chia và cách hiểu về thời đại.
· Cách phân chia thời đại dựa trên những tiêu chí kỹ thuật như thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy móc hơi nước, thời đại tên lửa, vũ trụ và thời đại tin học…
· Phân chia dựa vào những yếu tố đặc thù của xã hội như thời kỳ (thời đại) mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.
· Phân chia thời đại theo nền văn minh. Như văn minh phương Tây, văn minh Khổng giáo (nho giáo), văn minh Nhật Bản, văn minh Mỹ la-tinh, văn minh Châu Phi. Cũng có quan điểm chia lịch sử loài người thành 3 nền văn minh kế tiếp nhau tương ứng cới các thời đại: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp.
Nhìn chung, những cách phân chia nêu trên đều có sự khái quát cao, đều có những căn cứ và có những yếu tố hợp lý nhất định, nhưng tất cả đều là cách nhình phiến diện, mới chỉ nhấn mạnh được một vài khía cạnh của sức sản xuất, không chỉ ra được tính chất tổng hòa của đời sống xã hội và đặc biệt là không nêu được động lực chính của sự phát triển lịch sử xã hội.
· Dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê-nin đã xem xét vấn đề thời đại một cách khoa học,
phù hợp với sự vận động phát triển của lịch sử loài người. Các ông đã coi hình thái tồn tại của thực tế xã hội là hình thái kinh tế - xã hội và quá trình phát triển của xã hội là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Theo Mác và Ăng-ghen, lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến thế kỷ XIX là các hình thái: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Từ đó, các ông đã rút ra kết luận là hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, có thể hiểu thời đại theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thời đại là một khái niệm chính trị - kinh tế - xã hội khái quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất dài để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân loại bắt đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Thời đại theo nghĩa hẹp là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ…