6 Kết cấu của đề tài
3.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp
Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Starprint được thực hiện rất đơn giản và chặt chẽ. Ngoài các giải pháp về phía chính phủ như em đã trình bày ở trên thì trong quá trình thực tập tại công ty em cũng đưa ra một số giải pháp về phía doanh nghiệp như sau:
* Hạch toán doanh thu:
Khi có nghiệp vụ phát sinh đến tiêu thụ thành phẩm, để đảm bảo đúng trình tự ghi chép và tiện trong việc theo dõi doanh thu, thành phẩm và giá vốn công ty nên vừa định khoản để xác định doanh thu, vừa ghi định khoản giá vốn.
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng, dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kế toán ghi
Nợ TK 632: Gía vốn thành phẩm bán ra
Có TK 155: Gía thành thành phẩm bán ra[4]
* Thị trường tiêu thụ:
- Hiện nay, Công ty bị hàng bán bị trả lại nên sản phẩm của Công ty chưa đạt chất lượng hoàn hảo, đảm bảo chưa đúng yêu cầu của khách hàng. Thị trường xuất khẩu sách,bao bì của Công ty là các nước trong khối ASEAN, Bắc Á, Đông Âu, là những khách hàng truyền thống của Công ty. Để mở rộng thị trường tiêu thụ Công ty nên áp dụng giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại để nhằm thu hút khách hàng.
- Với những thị trường truyền thống như Mỹ, Thái… thì khá ổn định, nhưng yêu cầu rất cao về chất lượng, uy tín. Vì vậy, Công ty phải có định hướng mục tiêu kinh doanh lâu dài,vững chắc, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng ổn định, luôn giữ uy tín, tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu, tham quan trực tiếp các cơ sở sản xuất. Phải giao hàng đúng hẹn bằng cách chuẩn bị trước nguồn hàng khi khách hàng cần là có.[7]
Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đang áp dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhằm thu hút hàng hóa nhập khẩu. Do đó việc xuất khẩu sách qua nước này sẽ gặp thuận lợi.
- Nghiên cứu khách hàng: khách hàng và những nhu cầu của họ quyết định lớn tới thị phần của mỗi doanh nghiệp tại mỗi thị trường cụ thể, nhu cầu của người tiêu dùng rất phong phú đa dạng và khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần phải tiếp cận để tìm hiểu tâm lý của họ, đảm bảo việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: nhanh chóng tiến hành điều tra thị trường, nắm bắt được những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, từ đó xây dựng được chính sách hợp lý để tiêu thụ hàng hoá có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu tình hình giá cả: là tiền đề để doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh cũng như quyết định đến sản xuất, vì giá cả ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp.
*Nâng cao doanh thu:
Bảng 3.1: Bảng khảo sát nâng cao doanh thu
Multiple Response
Case Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
$cau1a 6 100.0% 0 .0% 6 100.0%
$cau1 Frequencies
Responses
N Percent Percent of Cases Giảm giá hàng bán 3 21.4% 50.0% Chiết khấu thương mại 2 14.3% 33.3% Nâng cao chất lượng sản
phẩm 3 21.4% 50.0%
Tăng doanh thu ở nội dung nào
Quan tâm đến tâm lý
nhu cầu người tiêu dùng 6 42.9% 100.0%
Total 14 100.0% 233.3%
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại công ty[3]
Trong cuộc khảo sát với chủ đề:”Làm thế nào để tăng doanh thu”, được khảo sát bởi 6 người đều là nhân viên kế toán trong công ty, với 4 phương án trên thì có tối đa 6 người chọn cách muốn tăng doanh thu thì cần phải quan tâm đến nhu cầu người tiêu dùng( chiếm 42.9%). Hiện nay, đời sống cùa người dân đã được nâng cao,nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng nên càng đáp ứng được nhu cầu đó thì khả năng tăng doanh thu càng cao.
Phương án giảm giá hàng bán và nâng cao chất lượng sản phẩm chiếm tỷ lệ bằng nhau(21.4%). Hai phương án này cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh
thu. Việc giảm giá hàng bán sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia không chỉ đơn giản là những khách hàng truyền thống mà còn có cả những khách hàng mới.
Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng. Nền kinh tế phát triển thì nhu cầu thõa mãn của con người tăng lên, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà chất lượng sản phẩm cũng được chú ý nhiều hơn, trở thành ưu tiên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hạn chế tối đa lãng phí, tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cuối cùng là phương án chiết khấu thương mại( chiếm 14.3%). Đây là phương án được lựa chọn ít nhất nhưng cũng góp phần trong việc làm tăng doanh thu. Với phương án này sẽ thu hút ngày càng nhiều lượng khách hàng tham gia đầu tư vào công ty. *Giảm chi phí: Bảng 3.2: Bảng khảo sát về giảm chi phí Multiple Response Case Summary Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
$cau2 Frequencies Responses N Percent Percent of Cases Giảm giá vốn hàng bán 5 55.6% 83.3% Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 2 22.2% 33.3% Giảm chi phí Giảm chi phí bán hàng 2 22.2% 33.3% Total 9 100.0% 150.0%
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại công ty[3]
Cũng với cuộc khảo sát trên nhưng với chủ đề:” Làm thế nào để giảm chi phí”. Trong các phương án trên thì đa phần chọn việc giảm giá vốn hàng bán( chiếm 55.6% ). Đề đạt dược yêu cầu này thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác quản lý việc sử dụng vật liệu, tránh tình trạng sử dụng hao phí và cần có biện pháp xử lý khi sử dụng vượt định mức đặt ra đối với vật liệu để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Đối với một số vật liệu hiếm, khó tìm trong nước, công ty nên có nguồn dự trữ để đảm bảo tiến độ sản xuất, đồng thời tránh được sự biến động về giá vì điều này có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ. Đồng thời nên khai thác triệt để nguồn nguyên liệu có trong nước, hạn chế việc nhập khẩu để góp phần giảm nhẹ chi phí sản xuất.
Phương án giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng chiếm tỷ lệ bằng nhau(22.2%). Để đạt được yêu cầu này thì doanh nghiệp nên hạn chế tối đa chi phí sản xuất nguyên vật liệu, tích cực tiết kiệm điện nước, văn phòng phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao công tác bảo vệ môi trường. Sữa chữa, khắc phục các sự cố máy móc kịp thời để dây chuyền sản xuất được hoạt động xuyên suốt
* Nguồn nhân lực – cơ sở vật chất:
- Phải thường xuyên trau dồi kỹ thuật, quan tâm giúp đỡ và khuyến khích công nhân gắn bó với nghề.
- Các CBCNV trong Công ty phải lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu, học hỏi nâng cao tay nghề.
- Công ty phải cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra, sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt nhất,xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm chinh phục những khách hàng khó tính nhất.
- Các phòng ban phải thực hiện việc luân chuyển nhiệm vụ cho tất cả các nhân viên trong phòng của mình để đối ứng với trường hợp khi có người nghỉ việc đột xuất thì công việc vẫn được hoạt động liên tục.
• Nhận xét:
Trong năm 2010, ảnh hưởng của động đất tại Chilê vào tháng 11 làm sụt giảm khoảng 10% lựõng bột thương phẩm của toàn Thế giới, đình công kéo dài tại châu Âu, nhất là Phần Lan đã đẩy giá bột tăng cao kéo theo nguồn cung giấy loại cũng ảnh hưởng và tăng giá tương ứng.Tình hình vẫn rất tệ trong vài tháng đầu năm 2010 khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, sức mua tại thị trường Việt Nam cho những tháng cuối năm sẽ tăng nhằm phục vụ nhu cầu in các bao bì và ấn phẩm phục vụ Tết. Điều này đã giúp công ty tăng doanh thu cao vào 2 quý cuối năm.
Qua quá trình phân tích về tình hình hoạt động SXKD tại Công ty ta có thể nhận thấy rằng công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho công tác này được tốt hơn. Việc áp dụng những giải pháp mới sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng em tin rằng với những giải pháp đưa ra phần nào giúp cho ban lãnh đạo công ty tìm ra hướng đi phù hợp với công ty. Toàn thể Công ty luôn tin tưởng và cố gắng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với danh hiệu “Chất lượng là yếu tố quyết định sản phẩm, khách hàng là phương châm quảng cáo hữu hiệu nhất”.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Đi từ thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và XĐKQKD ở chương thứ hai.Dựa trên nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại Công Ty, thực trạng tiêu thụ và XĐKQKD . Chương 3 của đề tài khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Starprint. Dựa trên những mặt tích cực và những mặt hạn chế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả của công tác kế toán tiêu thụ và XĐKQKD tại Công Ty.
YÖZ
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức của các doanh nghiệp. Cơ chế thị trường sẽ đánh giá cụ thể chính xác hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ đảm bảo thu hồi vốn nhanh và có lãi thì có điều kiện tồn tại phát triển, ngược lại sẽ bị loại bỏ. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ, có chiến lược thích hợp, chủ động thích ứng với môi trường, nắm bắt cơ hội.[8]
Các nhà lãnh đạo cần nắm bắt những thông tin chính xác, khoa học về quá trình tiêu thụ để đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó đề ra những kế hoạch sản xuất phù hợp. Điều này chứng tỏ việc hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Công ty TNHH Starprint cũng vậy, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giữ vị trí đặc biệt quan trọng với việc Công ty có thu được lợi nhuận hay không.
Sau 4 tháng thực tập, em đã học hỏi, phân tích, nghiên cứu để hoàn thành đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH STARPRINT”. Với những kiến thức được học
và nghiên cứu thực tiễn, em đã phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên, vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn hẹp, thiếu kinh nghiệm thực tế nên báo cáo nghiên cứu còn nhiều thiếu sót . Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các anh, chị Phòng kế toán của Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn.
[2] Nguyễn Hồ Thúy Hằng “ Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cao su ĐĂK LĂK”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Khoa Tài Chính – Kế Toán, Niên khóa 2006 – 2010
[3] khảo sát của tác giả tại công ty
[4] Quyết định 15/QĐ – BTC và thông tư 20/TT – BTC [5] Tài liệu của Công Ty TNHH Starprint
[6] www.dakruco.com.vn [7] www.niceaccouting.com [8] www.Thitruong.net [9] www.Webketoan.vn
Phụ lục 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phụ lục 2: Commercial Invoice Phụ lục 3: Bill of lading Phụ lục 4: Certificate of origin Phụ lục 5: Packing list Phụ lục 6: Weight note Phụ lục 7: Certificate of quality Phụ lục 8: Test certificate Phụ lục 9: Fumigation certificate
Phụ lục 10: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Phụ lục 11: Hóa đơn mua hàng
Phụ lục 12: Hóa đơn bán hàng Phụ lục 13: Phiếu thu, phiếu chi
Phụ lục 14: Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty TNHH Starprint
HỘP CÁC LOẠI