6 Kết cấu của đề tài
1.2.6.1 Giá vốn hàng bán
* Khái niệm:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.[7] * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT Bảng kê hàng xuất nhập tồn Các chứng từ liên quan khác * Tài khoản sử dụng:
Bên nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành ( kiểm kê định kỳ )
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ ( kiểm kê định kỳ ). Bên có:
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”[6]
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Các phương pháp xuất kho:
Để tính giá vốn hàng bán ta áp dụng 1 trong 4 phương pháp. - Phương pháp thực tế đích danh:
Theo phương pháp này khi xuất kho thành phẩm thì căn cứ số lượng xuất kho thuộc lô hàng nào và giá thành thực tế nhập kho của lô đó để tính giá trị xuất kho. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đi bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt
hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới áp dụng phương pháp này.
- Phương pháp giá bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
- Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO ):
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Tổng giá trị hàng hóa, vật tư, SP tồn kho đầu kỳ + Tổng giá trị hàng hóa, vật tư, SP nhập trong kỳ Đơn giá bình quân xuất kho hàng hóa, vật tư, SP = Tổng số lượng hàng hóa, vật tư, SP tồn kho đầu kỳ + lượTổng hàng ng số hóa, vật tư, SP nhập trong kỳ
- Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO ):
Phương pháp này được giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho cuối kỳ là hàng đã mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
Như vậy, chi phí của lần mua gần nhất sẽ sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc áp dụng phương pháp này sẽ đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ không sát với giá thị trường của hàng thay thế.[9]
* Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154, 155, 156, 157,. . .
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 153, 156, 138 (1381),. . . - Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ các TK 155, 156
Có TK 632 - Giá vốn bán hàng.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hoá, bất động sản, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.[7]
( Sơđồ 1.7 ) Sơđồ hạch toán giá vốn Bảng 1.7: Bảng sổ cái tài khoản 632
SỔ CÁI TK 632
Ngày …… đến ngày……..
ĐVT: Đồng Chứng từ
Ngày Số Diễn giải
Tài khoản đối ứng Nợ Có Giá vốn hàng bán 155 ……… Kết chuyển 911 Cộng số phát sinh TK 632 TK 155,156,157 … Xuất bán hàng hóa, dịch vụ, SP TK 152, 153, 156, 138 Phản ánh hao hụt, mất mát hàng tồn kho TK 155, 156 Hàng bán bị trả lại nhập kho TK 911 Kết chuyển giá vốn