Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 29 - 34)

I. KHÁI QUÁT VỀ UNIMEX HÀ TÂY 1 Quá trình hình thành và phát triển:

2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

tăng bình quân từ 11%-14%/năm, các mặt hàng thảm len, mỹ nghệ, mây tre

đan vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng hàng năm của thời kỳ trước đó. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng nhanh.

Trong 3 năm 1990-1992 đây là giai đoạn khó khăn nhất về kim ngạch xuất nhập khẩu, giá trị kim ngạch giảm sút, cán bộ cônng nhân viên không

đủ việc làm, các hợp tác xã và tổ hợp tan vỡ, đời sống thợ thủ công lâm vào tình cảnh khó khăn, nguyên nhân là do:

+ Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, thị trường quen thuộc bị mất, thị trường mới chưa có.

+ Từ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp chuyển đổi sang cơ

chế thị trường, cán bộ đảng viên nhận thức về cơ chế thị trường không đầy

đủ, tổ chức quản lý vận hành theo cơ chế thị trường chưa theo kịp với sự

biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế.

Từ năm 1993 đến nay đã mở rộng quan hệ buôn bán với trên 30 nước, kim ngạch xuất nhập khẩu từng bước phát triển, tốc độ tăng bình quân là trên 15%/năm.

Thực hiện nghị định 338 của Chính phủ, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một đơn vị kinh doanh, hạch toán độc lập với số vốn năm 1992 là 3,927 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 2,599 tỷ và vốn lưu động là 1,285 tỷ đồng.

2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ty: 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Bộ máy gồm: - Giám đốc. - Phó giám đốc. - Các phòng ban chức năng: + Phòng kế hoạch thị trường. + Phòng kế toán tài chính. + Phòng tổ chức hành chính.

+ Các văn phòng đại diện ở các tỉnh và nước ngoài. - Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trong công ty:

+ Các phòng nghiệp vụ kinh doanh. + Xí nghiệp tơ thảm thêu xuất khẩu. + Các trạm kinh doanh. + Các chi nhánh. Sơ đồ: Giám đốc Phòng TCHC Phòng Kế toán V.phòng đại diện Phó giám đốc Các chi nhánh K. doanhCác trạm Xí nghiệp Tơ thảm thêu NghiCác phòng ệp vụ KD Phòng KH-TT Chú thích: Quan hệ chỉđạo trực tiếp. Quan hệ chỉđạo phối hợp.

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy:

Giám đốc, Phó giám đốc do Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm để thay mặt Nhà nước điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn đưa vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

cán bộ công nhân viên chức, chăm lo việc làm, đời sống của cán bộ công nhân viên chức. Thực hiện thiết chế dân chủ trong doanh nghiệp.

+ Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về mọi công việc tổ chức và điều hành công ty. Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức hành chính, các phòng nghiệp vụ kinh doanh và xí nghiệp tơ

thảm thêu xuất khẩu.

+ Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công trực tiếp phụ trách điều hành các chi nhánh, các trạm và tham gia chỉđạo kinh doanh các mặt hàng có tính thời vụ, giá trị lớn.

Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ sau:

+ Phòng kế hoạch thị trường:

- Xây dựng định hướng phát triển kinh doanh dài hạn( 5 năm- 10 năm ) của toàn công ty.

- Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với phòng kế

toán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên.

- Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc, kiểm tra thẩm định thời gian không quá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và phương án các đơn vị gửi đến.

- Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.

+ Phòng kế toán tài chính:

- Phối hợp với phòng KH-TT xây dựng kế hoạch tài chính toàn công ty và kế hoạch từng đơi vị thành viên.

- Các phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt trong thời hạn 3 ngày phải đáp ứng vốn để các đơn vị thực hiện hợp đồng.

- Thanh toán tiền hành với bạn hàng trong nước và nước ngoài. - Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn, lãi tiền vay.

- Lựa chọn phương án hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán các đơn vị trong công tác hạch toán. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán, thống kê thuế kịp thời chính xác đúng quy định.

- Kế toán trưởng từng quý báo cáo ban giám đốc tình hình quản lý sử dụng vốn, các khoản công nợ trong hạn, đến hạn và nợ quá hạn, đề xuất biện pháp sử lý.

- Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đề xuất giám đốc khen thưởng.

- Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị trực thuộc sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn.

+Phòng tổ chức hành chính:

*Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cụ thể.

- Xây dựng phương án bố trí sắp xếp cán bộ viên chức toàn công ty và từng đơn vị.

- Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

- Làm công tác khác về tổ chức: quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, làm các thủ tục về tiếp nhận, nghỉ hưu thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.

*Tham mưu giúp Giám đốc về công tác hành chính quản trị cụ thể: - Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan.

- Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, quản lý dấu Công ty, dấu chức danh.

- Quản lý nhà khách, đảm bảo các yêu cầu vật chất cho công tác

điều hành hàng ngày.

- Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cơ quan.

+Văn phòng đại diện ở các tỉnh:

- Giúp Giám đốc làm công tác tiếp thị. Trong một số trường hợp

trường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách và các quy định của nhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện.

+ Các đơn vị trực tiếp sản xuất-kinh doanh trong công ty:

Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh hoạt động trên nguyên tắc khoán với 3 hình thức:

* Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện( do giám đốc công ty giao)giám đốc công ty khoán các chi phí, 100% lợi tức nộp công ty.

* Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do các đơn vị tự khai thác: giám

đốc công ty khoán lợi tức phải nộp cho công ty( mức nộp tuỳ theo từng mặt hàng ).

* Đối với hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua công ty và hàng hoá kinh doanh nội địa Giám đốc công ty quy định mức lợi tức phải nộp cho công ty ( % )tính trên hoa hồng uỷ thác hoặc tính trên doanh số kinh doanh đối với hàng nội địa.

Với sự hoạt động trên nguên tắc khoán, trong phạm vi của mình các dơn vị có thể tự trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác qua các

đơn vị khác, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng của đơn vị khác, hợp đồng gia công, kinh doanh mua bán hàng nội địa, nhận đại lý mua bán hàng dưới sự

chỉ đạo và giám sát của ban lãnh đạo công ty. Tuy vậy,, hàng năm cawn cứ

vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty các đơn vị được giao một phần kế hoạch sản xuất kinh doanh đó. Điều này cho chúng ta thấy rõ hai nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị trong công ty là hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty giao và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là hướng đi táo bạo và đúng đắn của công ty nhằm từng bước gắn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với thị trường trong điều kiện mới của cơ

chế thị trường nói chung điều kiện nước ta hiện nay nói riêng và nó phát huy tối đa sự năng động, sự sáng tạo của các đơn vị trong công ty. Các đơn vị

trực tiếp sản xuất kinh doanh thuộc công ty gồm có:

- Các phòng nghiệp vụ kinh doanh: Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ kinh doanh tổng hợp và phòng mây tre đan.

- Xí nghiệp tơ thảm thêu xuất khẩu chuyên sản xuất các mặt hàng thảm len, thêu may, quần áo dệt kim… xuất khẩu.

- Các trạm Ba Vì, Chương Mỹ…

- Các chi nhánh Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)