Xác lập chính sách giá cả hớp lý

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 72 - 73)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

1. Các giải pháp chính từ phía công ty

1.4 Xác lập chính sách giá cả hớp lý

Giá cả của sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường của công ty.

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá luôn luôn được điều chỉnh từng thời điểm. Giá cả hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty cũng như cá công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác vào loại thấp trên thị

trường. Giá sản phẩm cùng tên của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/2 giá bán của các nước khác như Indonexia, Thái Lan, Hongkong…Nguyên nhân cơ

bản là do chế độ đãi ngộ, sử dụng các nghệ nhân, hoạ sĩ, người lao động sản xuất chế biến mây tre đan chưa thoả đáng nên mẫu mã ít thay đổi, kém nghệ

thuật và mang tính thương mại kiểu hàng chợ…dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, chưa đáp ứng sở thích người tiêu dùng nên giá rẻ. Lý do quan trọng nữa là công ty và các doanh nghiệp khác đều rất yếu về khâu tiếp thị, mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty khó tìm được một phạm vị tiêu thụ

lớn như các nước cùng xuất khẩu trong khu vực. Một nguyên nhân khác khiến hàng Việt Nam giá rẻ là do cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại cho đất nước và cho chính bản thân mỗi doanh nghiệp. Về điều này các doanh nghiệp mây tre Việt Nam nên học tập các doanh nghiệp Nhật“ biết

đóng cửa bảo nhau ”cùng vì lợi ích quốc gia và lợi ích lâu dài của chính bản thân mình.

Là một đơn vị có mặt hàng mây tre đan xuất khẩu nhưng sản phẩm này không phải chỉ do công ty sản xuất được mà còn thu gom sản phẩm xuất khẩu từ các đơn vị sản xuất, chế biến khác nên trong việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý phải hoạch định giá mua và giá xuất khẩu. Cụ thể như

`◊Mức giá xuất khẩu cao hơn có thể áp dụng đối với một số thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí vững chắc trên thị trường. Điều này có thể

áp dụng đối với những sản phẩm như bàn ghế song mây, mành tre, mành mây, mành trúc…của công ty tại các thị trường Châu á và Tây Bắc Âu.

◊Mức giá xuất khẩu thấp hơn được áp dụng khi sản phẩm đang ở vào giai đoạn suy thoái, khi công ty có ý định thâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số. Công ty có thể áp dụng cách đặt giá này ở thị trường

Đông Âu- SNG.

◊Với những sản phẩm thô( hàng thông thường )Công ty nên thường xuyên xây dựng những phương án đối với những nhà cung ứng trên cơ sở

tiến hành thương lượng, đàm phán, mặc cả để chọn được một giá thu mua rẻ

nhất.

◊Với sản phẩm kỹ thuật( có chất lượng cao )giá cả trên thị trường khá cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp những sản phẩm này trong nước lại khá hạn hẹp và giá thu mua cao. Công ty nên đầu tư cho những cơ sở mà công ty thu mua, mở rộng các cơ sở này để tạo nguồn sản phẩm kỹ thuật cho xuất khẩu.

Một điều cần lưu ý là giá xuất khẩu phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Đối với những thị trường có mức thu nhập cao như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu…thì việc đặt giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh chưa hẳn đã thu hút được nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, khi giá quá cao so với đối thủ cạnh tranh có thể

gây phản ứng nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty. Do đó, phải phân tích lựa chọn thật kỹ càng khi đặt giá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 72 - 73)