Tình hình thị trường mặt hàng mây tre đan của Công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 51 - 56)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

2.4Tình hình thị trường mặt hàng mây tre đan của Công ty

2. Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan ở công ty

2.4Tình hình thị trường mặt hàng mây tre đan của Công ty

Ta biết rằng hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thương trường và phải bắt nguồn từ thị trường, các sản phẩm mây tre đan là sản phẩm luôn gắn liền với thị trường và xuất phát từ thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị

trường. Có thể nói rằng, thị trường cho mặt hàng mây tre đan là rất lớn, hầu như trên toàn thế giới, các quốc gia đều có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này. Tuy nhiên rất khó có một điều kiện cho bất cứ một công ty nào có đủ sức mạnh vươn ra thị trường trên toàn thế giới, các công ty chỉ có thể quan tâm tới một số thị trường trọng điểm.

Cho tới những năm đầu của thập kỷ 90 công ty xuất nhập khẩu Hà Tây vẫn chủ yếu làm nhiệm vụ thu gom hàng hoá xuất khẩu qua trung gian là tổng công ty trung ương. Vào thời gian này tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp là rất nhỏ do vậy thị trường xuất khẩu rất hạn chế. Thêm vào đó, cũng vào những năm đầu của thập kỷ 90, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước

Đông Âu cũng báo hiệu rằng thị trường xuất khẩu của công ty hoàn toàn mất. Công ty trở lại với hai bàn tay trắng đi tìm kiếm thị trường mới.

Cùng với việc không có thị trường mới, thị trường cũ đã mất, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây phải đối đầu với các cơ sở sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan mới được bung ra và các cơ sở cũ. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lớn như BAROTEX, ARTEXPORT, LICOLA, NAORIUEX, Công ty mỹ thuật Thành Mỹ, Công ty mây tre nứa lá thành phố Hồ Chí Minh và một loạt các cơ sở, các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan này.

Trước tình hình cực kỳ khó khăn đó, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

đã từng bước mò mẫm, tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường tìm

được và không ngừng tìm cách mở rộng thị trường. Mặt khác chính sách kinh tế mới hướng vào xuất khẩu đã tạo cho Công ty vươn mạnh hơn ra thị

trường thế giới, tăng dần kim ngạch xuất khẩu mây tre đan.

Sau đây ta xem xét một số thị trường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Thị trường Nga và Đông Âu

Đây là khu vực thị trường rộng lớn và đặc biệt có quan hệ làm ăn với ta rất lâu đời, vào trước thập kỷ 90, chủ yếu sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang thị trường này. Mặc dù có sự biến động lớn vào đầu những năm 90

trường này vẫn tăng qua các năm. Việc quan hệ ngoại thương với các nước này ta có thuận lợi lớn là sự hiểu biết lẫn nhau, yêu cầu về sản phẩm không khắt khe, nhu cầu tiêu thụ lớn.

Hiện nay, các nước Đông Âu có sự thay đổi cơ cấu chính trị và cơ cấu kinh tế, đây là cơ hội cho nước ta nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Hà Tây nói riêng mở rộng thị trường và trao đổi sản phẩm. Thông qua thị

trường này để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế, từ đó làm chỗ dựa để mở rộng quan hệ kinh tế sang các thị trường khác.

Thị trường Châu á - Thái Bình Dương

Châu á là khu vực kinh tế năng động, có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ xảy ra nửa cuối năm 1997 song Châu á vẫn được coi là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và trong thế kỷ 21 Châu á sẽ là trung tâm kinh tế thế giới với một tỷ lệ phát triển cao hơn các khu vực khác. Tại Châu á, kim ngạch nhập khẩu hàng mây tre đan đứng thứ hai trên thế giới. Các nước nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản, Hongkong, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc. Đây là những nước chủ

yếu nhập khẩu nguyên liệu vag bán thành phẩm về để chế biến thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay các nước xuất khẩu mây tre nguyên liệu (Indonexia, Malaysia, Việt Nam) đã và đang sẽ có chính sách hoàn thiện hơn để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, do vậy trong những năm tới lượng nhập khẩu của các nước trên sẽ giảm.

Tại thị trường Châu á tỷ trọng xuất khẩu mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là rất lớn, xuất khẩu sang các nước Châu á chúng ta có lợi thế là gần nhau về mặt địa lý, phong tục tập quán do vậy đây đã đang và sẽ

vẫn là thị trường chính và còn nhiều tiềm năng. Thị trường Tây Âu

Đây là một thị trường có tiềm lực về kinh tế và là những nước đóng vai trò cung cấp nền công nghệ, kỹ thuật cho các nước trên thế giới. Đối với những nước này, nhu cầu về sản phẩm mây tre đan là khá lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Hàng mây tre đan từ lâu đã chinh phục người tiêu

dùng ở khu vực này. Phần lớn các nước Tây Âu là nhập khẩu mây tre định dạng thành phẩm, trong đó đồ nội thất chiếm 80-85%. Những nước nhập khẩu lớn và ổn định là Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý, Pháp…

Muốn làm ăn lâu dài với thị trường này thì phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã và hình thức sản phẩm. Đây là thị

trường đầy hứa hẹn nhưng lại khó thâm nhập. Thị trường Châu Mỹ

Châu Mỹ chiếm khoảng 15% lượng nhập khẩu mây tre đan trên toàn thế

giới. Các nước nhập khẩu chính là Mỹ, Canada, Achentina. Người tiêu dùng Châu Mỹ rất thích thú với hàng mây tre đan. Trong tương lai, Châu Mỹ được đánh giá là thị trường rất có triển vọng.

Để thâm nhập thị trường mới công ty đã sử dụng nhiều biện pháp, song vì đây là thị trường ngoài nước nên chi phí để tìm hiểu và tiếp cận thị trường tương đối lớn. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã sử dụng đồng vốn có hạn của mình để tìm ra phương pháp tiếp cận hợp lý tiết kiệm được chi phí đồng thời cũng không kém phần hiệu quả, chẳng hạn như:

◊Tham gia các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước để giới thiệu và ký kết các hợp đồng ngoại thương.

◊Chụp ảnh, in Catalog sau đó gửi ra nước ngoài nhằm giới thiệu sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. Công ty cũng trực tiếp gửi sản phẩm mẫu đi chào hàng để tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng.

◊Công ty còn trực tiếp cử cán bộ ra nước ngoài để tìm hiểu thị trường, nắm vững tình hình biến động của thị trường về sản phẩm để có những thay

đổi hợp lý nhằm phù hợp với yêu cầu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

◊Song quan tâm nhất phải kể đến việc công ty đã thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sao cho thật phong phú, đa dạng để thích ứng với những yêu cầu mới và thoả mãn cả những khách hàng khó tính nhất.

◊Bên cạnh các biện pháp trên, công ty còn cố gắng hoàn thiện mọi công việc có liên quan tới công tác xuất nhập khẩu như tạo nguồn hàng, các thủ

tục, phương thức thanh toán.

Với tất cả nỗ lực đó, cho tới nay Công ty đã có quan hệ làm ăn buôn bán với trên 20 nước trên thế giới. Mối quan hệ của Công ty với bạn hàng nước ngoài ngày càng được cải thiện. Công ty đặc biệt chú trọng tới các khách hàng trong khu vực Châu á, đồng thời không ngừng mở rộng mối quan hệ

của mình với khu vực Châu Âu và các nước thuộc khối Đông Âu cũ, mặc dù hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, song đây là thị trường đã từng quen thuộc và rất có triển vọng nên trong thời gian tới mục tiêu của công ty là cố gắng tìm cách khôi phục lại các thị trường Nga và Đông Âu cũ. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong mối quan hệ với trên 20 nước thì tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang các nước thuộc Châu á vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Nhật khoảng 15%, Đài Loan khoảng gần 20%. Bảng dưới đây cho biết tỷ trọng của mặt hàng mây tre sang một số nước chủ yếu:

Bng 10: Một số thị trường chính của sản phẩm mây tre

Đơn vị: USD 1999 2000 2001 2002 Năm Nước KN (USD) TT % KN (USD) TT % KN (USD) TT % KN (USD) TT % Nhật 72.204 11,49 105.792 14,57 142.860 14,92 221.178 15,85 Đông Âu 342.420 55,25 378.513 52,13 481.817 50,32 692.839 49,65 Đài Loan 88.304 14,25 110.437 15,21 161.627 16,88 272.112 19,50 Nước # 117.739 19,00 113.351 18,09 171.203 17,88 209.317 15,00

KN: kim ngạch TT: tỷ trọng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 51 - 56)