Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan 1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 36 - 41)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

1. Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan 1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan:

1.1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan:

Mặt hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ

truyền thống của Việt Nam và là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu có thế

mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong suốt thời gian qua.

Có thể nói mặt hàng mây tre đan xuất khẩu không xa lạ gì với mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ thành thịđến nông thôn bởi một lẽ nó

được làm ra từ các nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống, và mang đậm những nét đặc trưng của các làng quê nông thôn Việt Nam. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã biết sử dụng những cây tre, mây, cói… đểđan thành những vật dụng thường ngày cho sinh hoạt như cái rổ, cái rá, nong, nia, dần, sàng… cho đến những vật như mũ đội đầu hay những rỏ, lãng hoa và các vật dụng trang trí nhà của rất đẹp và tao nhã. Trên khắp đất nước Việt Nam còn hình thành các làng nghề chuyên làm hàng mây tre đan từ rất lâu đời như ở

Chương Mỹ( Hà Tây ), Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh…Mặt hàng mây tre đan có đặc điểm là nó được làm ra hầu như toàn bộ bằng phương pháp thủ công truyền thống, bằng tài hoa, sự khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công tài hoa của các làng nghề, nó không chỉ là những sản phẩm mang hơi thở của cuộc sống thường ngày mà nó còn thể hiện cái tâm của người thợ, thể hiện cả một bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Đây chính là điều khiến cho mặt hàng mây tre đan được rất nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng.

Việc sản xuất mặt hàng mây tre đan không đòi hỏi nhiều vốn cũng như không cần đầu tư vào nhà xưởng hay đào tạo thợ lâu vì có thể sản xuất ngay tại các hộ gia đình, thời gian đào tạo rất nhanh và không tốn kém, nguyên liệu lại là các thứ rất sẵn và rẻ tiền. Do việc canh tác nông nghiệp

được tiến hành theo mùa vụ nên những lúc nông nhàn là thời điểm mặt hàng mây tre đan được sản xuất rất nhiều, vì vậy, mà nó đã góp phần giải quyết

Tuy nhiên do tính chất sản xuất phân tán nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia

đình nên việc đảm bảo chất lượng hàng hoá một cách đồng đều, việc thu mua và bảo quản hàng hoá gặp phải rất nhiều khó khăn. Hơn nữa mặt hàng này rất công kềnh nên rất khó cho việc vận chuyển. Các sản phẩm làm ra còn chưa phong phú về chủng loại và kiểu dáng chưa thật phù hợp với thị

trường do còn thiếu đội ngũ thiết kếđược đào tạo, đây cũng là vấn đề mà các làng nghề thủ công mỹ nghệ của chúng ta còn yếu kém và phải tìm cách khắc phục trong thời gian sớm để có thể đáp ứng với nhu cầu thị trường, củng cố được vị trên thị trường thế giới. Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mặt hàng mây tre đan như

sau:

* Ưu điểm:

♦ Đầu tư cho sản xuất thấp. Về vốn nó không đòi hỏi phải đầu tư quá lớn lại tận dụng được những trang thiết bị thô sơ, nhỏ, nhẹ. Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Phát triển nghề mây tre đan sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường quốc tế, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng thu nhập quốc dân.

♦ Thuận lợi lớn trong nguồn lao động dồi dào cho sản xuất, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cả thành thị lẫn nông thôn.

♦ Tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động.

♦ Kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất hàng mây tre đan đơn giản, tầng lớp nào cũng có thể tham gia sản xuất được, thời gian học nghề ngắn, nhanh chóng có sản phẩm hàng hoá.

* Nhược điểm:

♦ Khó kiểm soát được chất lượnghh.

♦ Phương tiện kỹ thuật cho việc sản xuất hàng hoá còn nghèo nàn ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.

♦ Thu gom hàng hoá không được nhanh bởi sản xuất không tập trung dễ ảnh hưởng tới thời gian thực hiện hợp đồng.

♦ Yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển loại hàng hoá này khá phức tạp nhưng thời gian không được kéo dài và đặc biệt phải chú ý các biện pháp chống mối mọt.

♦ Sản xuất hàng mây tre đan phải gắn chặt với thị trường. Thị trường là vấn đề then chốt, điều này được thể hiện ở cả hai mặt: sản xuất phải có thị

trường và sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường.

Bất cứ hàng hoá muốn xuất khẩu đều phải tuân thủ yêu cầu này, nhưng đối với hàng mây tre đan điều này lại càng quan trọng, không phải tất cả mọi thị trường đều có sở thích, nhu cầu giống nhau. Nên việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt là điều cần thiết. Không ai dám sản xuất khi không có thị trường tiêu thụ, sản xuất bao nhiêu, sản xuất mặt hàng gì, chủng loại nào? và sản xuất lúc nào đều do thị trường quyết định. Hơn nữa không thể áp đặt nhu cầu của nước này cũng như nước khác mà phải thay đổi sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường.

1.2 Tình hình thị trường mây tre đan thế giới:

* Tình hình cung trên thị trường mây tre đan thế giới:

Hàng năm kim ngạch trao đổi hàng mây tre của thế giới ước tính hơn 20 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ thị trường quốc tế đang rất nhộn nhịp và sôi

động. Các nước cung cấp mặt hàng này hầu hết tập trung ở khu vực Châu Á. Các nước nhập khẩu trước kia phần lớn tập trung ở Châu Âu, hiện nay đã mở rộng ra các nước Châu Á, Mỹ, Phi và Úc. Có thể nói, ngày nay hàng mây tre đan đã trở nên quen thuộc và thông dụng trên khắp thế giới.

Trong thập niên 90, tình hình cung hàng mây tre đan trên thế giới hầu như không có gì biến động đáng kể. So với những năm 80, lượng cung trung bình của những năm gần đay tăng rất chậm, chỉ tăng trung bình 0,23%/năm. Trong khi đó những năm 80 đạt tới 3%/năm.

Trên thế giới các nước xuất khẩu mây tre đan tập trung hầu hết ở

Châu Á, trong đó có một số quốc gia đáng chú ý như Indonexia, Malaysia, Thailand, Singapore, Philipine, Ấn Độ, Trung quốc…Giữa các nước này, tỷ

xuất khẩu của mỗi nước so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong 5 năm qua hầu như không thay đổi:

Indonexia: 16,9% Trung quốc: 10% Malaysia: 15,5% Đài Loan: 7,2%

Thailand: 12,7% Singapore: 6,4% Philipine: 11,5% Hong kong: 5,6%

Ấn Độ: 10,3% Các nước khác: 3,9%

Khoảng cách giữa các nước này là rất xít xao, chắc chắn trong những năm tới sẽ có sự cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm vàchiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra kim ngạch của mỗi nước tăng rất đều đặn, không hề có sự tăng giảm đột biến nào, điều này chứng tỏ cung về mặt hàng này trên thế giới là rất ổn định

Nhiều nước dồi dào về mây tre trong giai đoạn đầu phát triển ngành mây tre đều đi lên từ xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm( Indonexia, Malaysia ), ngoài ra một số nước lại nhập thêm nguyên liệu về để chế biến thành thành phẩm nhưĐài Loan, Hongkong. Tuy nhiên cho đến nay hầu như

tất cả các nước trên đều đã có luật cấm xuất khẩu nguyên liệu, một số nước còn cấm xuất khẩu bán thành phẩm( Indonexia, Malaysia ) và việc quản lý khai thác nguyên liệu cũng rất chặt chẽ.

Việt Nam chúng ta cũng là nước xuất khẩu hàng mây tre đan. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của ta còn quá nhỏ so với các nước khác, chỉ đạt 0,15% kim ngạch của thế giới. Nước ta tuy có chính sách giảm thuế để

khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này nhưng lại chưa tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư thích đáng để phát triển ngành công nghiệp sản xuất mây tre. So với các nước trong khu vực, tiềm năng của ta không phải là nhỏ, cần áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng kim ngạch chứ không chỉ dừng lại ở mức sau:

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam

Đơn vị: 1000USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Kim ngạch 37727 42823 48455 54851 62201 70474

Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 20 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan. Trong đó có một số đơn vị lớn như: BAROTEX, LICOLA, ARTEXPORT, NAFORIMEX, Công ty mỹ thuật Thành Mỹ, Công ty mây tre nứa lá thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Danatiber…Mấy năm gần đây, khi chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, tiềm năng của đất nước bắt đầu được khơi dậy. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành mây tre nói riêng như bùng lên. Các doanh nghiệp được phép giao dịch trực tiếp với nước ngoài. Với chính sách khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước đã giảm thuế xuất khẩu xuống rất thấp, thậm chí nhiều mặt hàng còn được miễn thuế xuất khẩu. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre cả nước đã tăng lên. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khối lượng xuất đi của nước ta là quá khiêm tốn, chưa tận dụng hết tiềm năng trong nước. Nếu như Nhà nước và các bộ ngành chủ quản không đề ra

được một chiến lược phát triển ngành hàng này lâu dài thì Việt Nam khó có thể len được vào hàng những nước đứng đầu.

* Tình hình cầu trên thị trường mây tre thế giới:

Có thể nói rằng, các sản phẩm mây tre đang trở thành mốt trêntg. Người tiêu dùng đã quá nhàm chán với những bộ bàn ghế nhôm, sắt…có kích thước lớn và thô. Trong khi đó, họ lại tìm thấy vẻ mảnh mai, thanh thoát cũng như

rất sang trọng ở những bộ bàn ghế, đồ trang trí song mây. Mặt khác, ngành sản xuất này từ lâu đã thoát khỏi trình độ sản xuất thủ công chuyển một phần sang sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, góp phần tạo nên nhiều sản phẩm mây tre bền đẹp, tinh sảo, mẫu mã phong phú ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng. Chính vì thế, nhu cầu về hàng mây tre đang tăng lên nhanh chóng. Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng mây tre cũng rất đa dạng. Các sản phẩm kiểu cách đơn điệu, vẫn để ở dạng thô hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Sở thích gọn nhẹ, bền, tiện lợi. Dự báo trong thời gian tới những sản phẩm có độ tiện dụng cao sẽ có nhu cầu cao nhất. Đó là những

xuất theo bộ với các bộ phận được tách rời mà người tiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy được. Trên thế giới, buôn bán đồ dùng gia đình đã chiếm từ 75-80% tổng lượng buôn bán hàng mây tre.

Theo các chuyên gia trong ngành dự báo, cung cầu trong 10 năm tới có thể sẽ mất cân đối gay gắt hơn, mức giá của phần lớn sản phẩm mây tre sẽ

cao hơn hiện nay. Điều đó sẽ kích thích các nước xuất khẩu gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nước nhập khẩu mặt hàng này. Trên thế giới, các nước nhập khẩu mặt hàng này tập trung nhiều nhất ở

Châu Âu và Châu Á. Ởmột vài nước thuộc Châu Mỹ, khối lượng nhập khẩu mây tre cũng tăng đáng kể. Mấy năm gần đay, Châu Úc và Châu Phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này. Về cơ cấu nhập khẩu của các khu vực trên thế giới trong thời gian qua, nói chung là không có sự thay đổi nào lớn và

được phân bổ như sau:

Châu Âu: 46,1% Châu Á: 33,5% Châu Mỹ: 15,2% Châu Phi: 4% Châu Úc: 1,2%

Qua số liệu trên ta thấy Châu Á mặc dù nhập khẩu với tỷ lệ cao nhưng những nước này hầu hết là nhập dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm

để về nước chế biến thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Còn như thị trường Châu Âu hầu như là nhập thành phẩm, kim ngạch nhập khẩu năm (số liệu )…

Từ một số phân tích trên thị trường mây tre thế giới, chúng ta thấy thị

hiếu tiêu dùng nói chung trên thế giới đang chuyển biến theo hướng có lợi. Hàng mây tre đang dần dần được ưa chuộng kéo theo nó là nhu cầu ngày càng gia tăng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và cơ hội tìm kiếm thị trường cũng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 36 - 41)