II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty
3.2 Những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của Công ty
Φ Những mặt đã làm được
Trong điều kiện hoạt động khó khăn như hiện nay, vốn thiếu, thị trường nhỏ hẹp… nhưng công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã từng bước nỗ lực, trụ
vững trong cơ chế thị trường khắc nghiệt và không ngừng đi lên:
◊Kim ngạch xuất khẩu nói chung và của mặt hàng mây tre đan nói riêng của công ty tăng nhanh qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng trung bình khoảng 20% qua mỗi năm. Trong khi đó nói riêng về mặt hàng mây tre mỗi năm tăng trên 30%. Giá trị nộp ngân sách của công ty năm sau cao hơn năm trước.
◊Về mặt hàng: Nhằm đáp ứng yêu cầu rất phong phú và đa dạng đồng thời cũng rất khắc nghiệt của thị trường, mặt hàng mây tre đan của công ty ngày càng được đổi mới về hình thức, mẫu mã và được nâng cao chất lượng,
đáp ứng yêu cầu thị trường. Mặt hàng không những phải đáp ứng với đòi hỏi về mẫu mã và chất lượng mà còn phù hợp với phong tục, tập quán và nền văn hoá của các quốc gia, từđó tạo được chỗđứng trên thị trường quốc tế.
◊Về thị trường: Công ty đã có quan hệ với trên 30 nước trên thế giới trong đó các nước thuộc Châu Á là thị trường chiếm tỷ trọng lớn của Công ty. Công ty đã cố gắng củng cố thị trường đã có và đồng thời không ngừng mở rộng hoạt động của mình để thăm dò và tìm kiếm thị trường mới. Hoạt
động tiếp thị của công ty được coi trọng.
◊Về công tác tổ chức quản ly và cơ chế hoạt động: Công ty đã tinh giảm lực lượng quản lý và tăng cương lực lượng kinh doanh trực tiếp bằng việc tăng thêm các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty ngày càng hoàn thiện cơ chế khoán của mình. Đây là biện pháp tốt để khai thác năng lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
◊Trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong công ty: thông qua cọ sát thực tế đã thực sự ngày càng được nâng cao, đó là yếu tố góp phần quan trọng vào thắng lợi của công việc kinh doanh.
◊Công tác tổ chức, xây dựng mối quan hệ với các đơn vị nguồn hàng: đã
được công ty quan tâm, gây dựng mối quan hệ tốt để làm ăn lâu dài. Đã tập trung công sức tổ chức sản xuất, xây dựng cơ sở, khơi dậy làng nghề, liên doanh liên kết dưới nhiều hình thức để sản xuất hàng xuất khẩu.
◊Các công tác khác: như quản lý tài sản, tài chính, quản lý và sử dụng lao động, các công tác thi đua, công tác xã hội, từ thiện và chính trị được công ty quan tâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ bảo đảm hoạt động một cách bình thường, tuân thủ tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được ở trên, trong hoạt
động của mình công ty còn có một số hạn chế cần được khắc phục như sau:
Φ Một số hạn chế và nguyên nhân
◊Về sản phẩm: mặc dù có sự nỗ lực cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài nhưng sản phẩm mây tre của công ty vẫn chưa thực sự đạt được tiêu chuẩn quốc tế mà các cương quốc xuất khẩu mây tre đã đạt được như: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…do đó sự cạnh tranh của công ty chưa cao trên thị trường quốc tế. Do công ty không trực tiếp sản xuất hầu hết sản phẩm hàng hoá nên không có
điều kiện cải tiến mẫu mã, chất lượng mà điều đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sựu nhận biết và thiện chí của các cơ sở sản xuất hàng mây tre ngoài công ty và công ty nhiều khi cũng không chủ động được trong hoạt động kinh doanh làm ảnh hưởng tới uy tín và lợi nhuận. Công ty mặc dù có xưởng sản xuất hàng mây tre nhưng cũng chưa đủ có điều kiện để đầu tư chiều sâu cho sản xuất và chế biến các sản phẩm mây tre có chất lượng cao phục vụ
cho xuất khẩu.
◊Về thị trường: Thị trường lớn của công ty chưa có, hầu hết các thị
trường mới ở giai đoạn thăm dò, hợp đồng chuyến…Công ty đã cố gắng để đưa ra các giải pháp thực sự hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Cho nên có những khách hàng chỉ tìm đến công ty một lần rồi thôi. Một số khách hàng cũ có nhu cầu rất lớn nhưng lại đang gặp khó
khăn trong khâu thanh toán nên dẫn đến hạn chế khả năng xuất khẩu của công ty.
◊Đặc điểm mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty là thường có giá trị nhỏ, mặt khác hiện nay công ty phải cạnh tranh với nhiều cơ sở khác nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ngoài một số ít thị trường lớn còn lại chỉ ký được những hợp đồng trị giá nhỏ, mang tính thời vụ. Nhiều mặt hàng giao dịch rất mất thời gian và chi phí nhưng không thành công hoặc hiệu quả
kém…
◊Một số nguyên tắc trong cơ chế khoán quản còn có trường hợp chưa thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Ví dụ không có phương án kinh doanh nhưng hợp đồng xuất nhập khẩu vẫn thực hiện, khi kết thúc hợp đồng cần quyết toán mới lập phương án trình duyệt. Nguyên tắc mua hàng đề ra là “ hàng vào tiền ra ”, khi bán ra thì “ hàng ra tiền vào ”vẫn có cá nhân vi phạm, nên xảy ra việc bán hàng không thu được để công nợ kéo dài dẫn đến việc thanh toán và quyết toán chậm. Trong quyết toán chứng từ còn có trường hợp thiếu tính hợp pháp.
Qua tìm hiểu thực tế ở công ty và các kiến thức được học em sẽ trình bày sang Chương III: Một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX HÀ TÂY