Tình hình chung của công ty:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 41 - 47)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

2. Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan ở công ty

2.1 Tình hình chung của công ty:

Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chi sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng. Trong một thời kỳ dài kinh

doanh trong chế độ quản lý tập trung, bao cấp do đó khi chuyển sang cơ chế

thị trường công ty gặp không ít khó khăn như bao doanh nghiệp khác. Tuy vậy, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, phát huy được tính năng động, sáng tạo của các thành viên trong công ty. Công ty đã tự trụ được trong kinh doanh, hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và nộp ngân sách Nhà nước.

Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, tới đầu những năm 90, công ty lại gặp phải một biến động rất lớn nữa ảnh hưởng nặng nề tới tình hình hoạt

động của công ty, đó là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu vào lúc này hầu như toàn bộ thị trường xuất khẩu của công ty bị mất. Công ty trở lại với hai bàn tay trắng để tìm kiếm cho mình thị trường mới.

Vật lộn trong kinh doanh, phải đối chọi với tình hình cạnh tranh, tranh mua tranh bán mất ổn định của thị trường và đồng thời lại phải tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm xuất khẩu, Công ty đã từng bước đi lên và ngày càng phát triển.

Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đang còn phải đối mặt với một số khó khăn trong đó nổi cộm lên là tình trạng thiếu vốn để hoạt động, tính

đến cuối năm 2002 vốn của công ty mới đạt được 9,1 tỷđồng.

Ta có thể xem xét tình hình về vốn của công ty qua một số năm như sau:

Bng 3: Tình hình vốn của công ty. Đơn vị: tỷ đồng 1998 1999 2000 2001 2002 Năm Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổngvốn 5,2 100 7,2 100 8,0 100 8,15 100 9,1 100 VLĐ 2,1 38 3,6 50 4,3 54 4,4 54 5,1 56 VCĐ 3,1 62 3,6 50 3,7 46 3,75 46 4,0 44

Qua bảng trên ta thấy, với số vốn 9,1 tỷ của Công ty vào cuối năm 2002 có thể nói rằng đó là một số vốn nhỏ, đặc biệt với hoạt động xuất nhập khẩu

Tây gặp không ít những khó khăn trong cạnh tranh và trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Cơ cấu vốn của công ty cũng có một đặc điểm khá nổi bật đó là tỷ trọng vốn lưu động của công ty luôn tăng nhanh hơn vốn cố định và thường chiếm hơn 50% tổng vốn. Đây là một đặc trưng của doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp công nghiệp. Trong những năm tới với sự phát triển không ngừng của công ty thì đòi hỏi vốn lưu động của công ty cần phải nhiều hơn nữa.

Về nguồn vốn của công ty, công ty huy động từ nhiều nguồn khác nhau

để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có của công ty bổ xung từ lợi nhuận hàng năm, vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, vốn vay của cán bộ công nhân viên trong công ty hoặc bên ngoài.

Với điều kiện về vốn hạn chế như vậy, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

đã đặt ra cho mình câu hỏi “ Vậy phải sử dụng đồng vốn như thế nào cho có hiệu quả cao nhất ”. Công ty đã tự tìm ra cho mình con đương hợp lý là hoạt

động theo cơ chế khoán quản như đã nói ở trên và kinh doanh dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi. “ Hàng vào tiền ra ” và “ Hàng ra, tiền vào ” do đó

đã đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển vốn tăng kim ngạch và hiệu quả trong kinh doanh. Mặt khác, kinh doanh phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ tình hình thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm để đạt

được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Bảng dưới đây nói lên tình hình kinh doanh của công ty qua một số năm gần đây.

Bng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.

Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch XNK 10.195.000 13.521.994 14.293.400 16.784.515

Kim ngạch XK 5.156.000 7.000.589 7.321.400 8.864.000 Kim ngạch NK 5.039.000 6.521.405 6.972.000 7.920.515 Qua bảng trên ta thấy kim ngạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng. Điều này chứng tỏ sự đi lên vững chắc của Công ty.

Ta có thể tìm hiểu sâu hơn một chút về các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Công ty. Số liệu phân tích là năm 2002.

Bng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch XNK của công ty năm 2002

Đơn vị: USD.

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so với KH

I. Xuất khẩu 8.011.288.89 8.863.999,95 110,64 Mây tre đan 1.200.000 1.395.447 116,28 Mây tre đan 1.200.000 1.395.447 116,28 Thảm len 133.898,89 132.890,89 99,25 Thêu ren 18.000 16.000 88,89 Bàn ghế 18.170 17.504,52 96,33 Quần áo dệt kim 1.040.200 1.140.344 109,63 Tơ tằm 1.700.000 1.871.193,54 110,07 Chè 180.520 173.720 96,23 Lạc nhân 320.500 317.500 99,06 Hoa quả 2.400.000 2.800.000 116,66 Hàng hoá khác 1.000.000 999.400 99,94 II. Nhập khẩu 7.092.500 7.920.515 111,67 Thuốc trừsâu 250.500 247.738 98,89 Ôtô 90.000 85.000 94,44 Xe máy 450.000 483.100 107,35 Sợi acrylic 902.000 926.700 102,74 Hàng điện lạnh 3.000.000 3.700.000 123,33 Hàng điện tử 2.400.000 2.477.977 103,25

Như trên đã thấy, trong tình hình khó khăn chung cả về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho hàng hoá, đặc biệt là sự khó khăn về đồng vốn eo hẹp của mình. Bảng trên đã chỉ ra rằng, tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, sự đa dạng của các hàng hoá trong kinh doanh và sự

quan tâm tới một số mặt hàng và thị trường chủ lực đã tạo cho công ty môtj thế đứng vững chắc và ngày càng đi lên.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng khoảng 20%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến 2002. Khách quan mà nhận xét, mức tăng

trưởng như vậy là tương đối cao. Sự tăng lên nhanh chóng của kim ngạch xuất nhập khẩu đồng nghĩa với việc công ty ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ

của mình đối với ngân sách Nhà nước.

Bng 6: Tình hình nộp ngân sách của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị: tỷ đồng

Năm 1998 1999 2000 2001 2002

Nộp ngân sách 19,455 16,774 10,901 12,852 31,481

Song nếu chỉ nhìn vào các số liệu trên đây thì chưa thể đánh giá chính xác được công việc làm ăn của công ty như thế nào, bởi các chỉ tiêu tren mới chỉ phản ánh kết quả hoạt động, còn muốn phản ánh chính xác hoạt động của công ty thì ta còn phải dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty như: lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu…Sự phân tích sau sẽ làm rõ tình hình hoạt động của công ty xét về mặt hiệu quả. Bng 7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công ty Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận(tr) 347 401 301,223 360,219 464 Doanh thu(tỷ) 87,3 91,6 88,7 92,1 109,4 LN/DT 0,00397 0,00437 0,00339 0,00391 0,00424 DT/Vốn 16,79 12,72 11,08 11,30 12,02 LN/Vốn 0,0667 0,05569 0,0376 0,0442 0,051

Bảng trên cho ta biết rằng công việc làm ăn nói chung là đạt hiệu quả. Việc tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 0,0667 năm1998 và giảm xuống 0,0376 năm 2000 là do Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nên đã tăng chi phí đầu vào và giảm giá bán ra, cùng với nó là sự khó khăn về kinh tế

đã vượt qua được những biến động của thị trường nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn từ 0,0376 năm 2000 đã tăng lên 0,051 năm2002 và điều đó cũng chứng tỏ công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn.

Để đạt được những kết quả trên ta có thể nêu lên một số lý do chính sau

đây:

+ Có sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành tài chính, ngân hàng, cục thuế, bộ thương mại…

+ Có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, Bna giám đốc, sự quản lý của công đoàn, sự phấn đấu nỗ lực của các phòng kinh doanh, các xí nghiệp và các trạm, trong đó yếu tố đầu tiên là sự gương mẫu của các đồng chí cán bộ đảng viên, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 41 - 47)