Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thì trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 90 - 92)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

6. Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thì trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Do đặc điểm khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ

nghệ, các làng nghề thường có quy mô nhỏ phân tán nên gần như không thực hiện được công tác xúc tiến quảng cáo. Nên đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến thương mại, tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong các lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đề nghị nhà nước hỗ trợ với các hình thức sau:

*Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài. 50% chi phí còn lại được hỗ trợ hết nếu trong quá trình hội chợ triển lãm đơn vị ký được hợp đồng xuất khẩu với giá trị trên 20.000USD.

*Việc hỗ trợ này có thể thực hiện trực tiếp đối với các doanh nghiệp từ một trung tâm xúc tiến thương mại hoặc thông qua các công ty quốc doanh được giao nhiệm vụ tổ chức tham gia hội chợ triển lãm quốc tế

*Đề nghị cho thành lập một số trung tâm xúc tiến thương mại( chủ

yếu là khuyếch trương xuất khẩu )tại một số nơi ở nước ngoài. Các trung tâm này có gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê để trưng bầy chào hàng xuất khẩu với giá khuyến khích, riêng hàng thủ công mỹ nghệ thì

được miễn phí.

*Phục vụ lễ hội của các nước trên thế giới là một hướng quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trên thế giới hàng năm có rất nhiều lễ hội của các dân tộc, nếu biết nắm bắt nhu cầu, thiết kế mẫu mã hàng hoá phù hợp với nhu cầu của từng lễ hội về ăn mặc, trò chơi giải trí, vật lưu niệm … thì có thể có nhiều hàng để bán, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ.

Để có thể triển khai việc xuất khẩu phục vụ cho các nhu cầu lễ hội của các nước trên thế giới như là một trong những mũi nhọn khuyếch trương hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới, đề nghị :

*Ở nhưng nơi Việt Nam có đại diện thương mại thì giao nhiệm vụ cho họ tìm hiểu khảo sát nhu cầu phục vụ lễ hội tại địa bàn, khi phát hiện nhu cầu và đối tác thì cử ngay nhóm công tác đến tận nơi khảo sát, thiết kế mẫu mã chào bán và ký hợp đồng cho các cơ sở sản xuất trong nước sản xuất và giao hàng. Chi phí cho nhóm công tác trong một vài năm đầu do Nhà nước hỗ trợ 100%. Nếu ký được hợp đồng thì được hưởng thêm.

*Ở những nước ta chưa có đại diện thương mại thường trú thì giao cho ban xúc tiến thương mại cùng công ty hội chợ triển lãm của Bộ chủ quản nghiên cứu, có kế hoặch gửi nhóm công tác bao gồm : hoạ sĩ nghệ nhân, cán bộ kinh doanh nghành hàng thủ công mỹ nghệ đến tìm hiểu, khảo sát, thiết kế mẫu mã chào bán theo cơ chế chính sách đã nêu.

*Cho phép các tổ chức, các nhân được nhận tiền thù lao hoặc tiền hoa hồng môi giới và cho phép các công ty xuất khẩu được các khoản này theo mức thoả thuận khi ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

*Ngoài ra theo viên nghiên cứu thuộc liên minh các hợp tác xã Việt Nam cho biết, hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ quôcs tế thường có mời các nghệ nhân nghành nghề thủ công của các nước tham gia hội thảo, biểu diễn thao tác nghề nghiệp. Hội bảo trợ thủ công ở Mỹ có chương trình hỗ trợ

10.000 làng nghề của thế giới và thường có mời nghệ nhân của các nước sang Mỹ biểu diễn thao tác nghề nghiệp. Tại Achentina vào tháng 4 hàng năm có tổ chức hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, có trưng bầy gian hàng miễn phí cho các nghệ nhân. Việt Nam nên có chính sách khai thác các hoạt

động quốc tế này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây” ppt (Trang 90 - 92)