d) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế A Âu (ASEM)
1.2. Vai trò của các điều ước quốc tế đối với vấn đề hiện đại hoá hải quan
chuẩn bị cho việc thiết lập và cho phép khai thác cơ sở dữ liệu liên quan tới hải quan nhằm tăng cường tính minh bạch; đang nỗ lực tiến hành cải cách hành chính, đơn giản và tiêu chuẩn hoá thủ tục hồ sơ chứng từ phải xuất trình hoặc nộp cho hải quan... Hải quan Việt Nam đã đề xuất những yêu cầu trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo của ASEM trong mấy vấn đề: sở
hữu trí tuệ, hệ thống HS, quy tắc xuất xứ, kiểm tra sau thông quan, Công
ước Kyoto, trị giá hải quan.
1.2. Vai trò của các điều ước quốc tế đối với vấn đề hiện đại hoá hải quan hải quan
1.2.1.Hiện đại hoá hải quan - một tất yếu khách quan:
Ở bất cứ quốc gia nào Hải quan cũng là lực lượng đứng ở các cửa khẩu, các
địa đầu biên giới. Hải quan không chỉđơn thuần làm nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu, mà còn là công cụ của Nhà nước để kiểm tra, kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, trực tiếp giám sát việc thực hiện các thoả thuận ưu đãi thương mại của Chính phủ với bên ngoài, qua đó phát hiện, ngăn chặn và chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bảo vệ xã hội và cộng đồng. Bởi vậy, Hải quan là lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, gắn bó chặt chẽ với giao lưu kinh tế của
đất nước. Mọi chính sách, thủ tục của hải quan đều có tác động trực tiếp, sâu sắc
đến các hoạt động thương mại, đầu tư theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực và do đó có hiệu quả cụ thểđến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Không chỉ ở trong nước, mà ngay trong phạm vi, khuôn khổ các tổ chức kinh tế quốc tế, vấn đề này cũng được thể hiện rất rõ. Trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều tầng nấc của thế giới hiện đại, hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay biểu hiện ở nhiều hình thức và cấp độ: ưu đãi thương mại, thị trường tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung và liên kết đa diện như kiểu EU. Song hình thức, cấp
Deleted: Page 2
độ nào cũng liên quan đến Hải quan, thậm chí có dạng thức lấy thuế quan làm trọng tâm (liên minh thuế quan).
Ví dụ trong hợp tác ASEAN, một trong những mục tiêu chủ chốt là đẩy nhanh quá trình liên kết kinh tế khu vực thông qua việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA. Điều đó không thể thực hiện được nếu không có thuận lợi hoá thương mại, giảm thiểu những cản trở do các hàng rào phi thuế quan và một số
vấn đề khác gây ra. Công trình nghiên cứu "Tầm nhìn ASEAN 2020" ( Viện Kinh tế Thế giới - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) nêu lên 4 nội dung cơ bản của quá trình tạo thuận lợi cho thương mại ở nước ta trong khuôn khổ nói trên là:
1. Thống nhất các thủ tục Hải quan, thực hiện các nguyên tắc chung về Hải quan
2. Thống nhất các tiêu chuẩn sản phẩm, phương pháp tính giá hàng hoá để đánh thuế tại cửa khẩu phù hợp với những quy định chung của Tổ chức thương mại thế giới.
3. Xây dựng hệ thống thông tin thương mại đảm bảo trao đổi thông tin thị
trường và chính sách thương mại của các nước thành viên. Tuân thủ tính minh bạch trong các thủ tục thương mại.
4. Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại nội bộ
khối1.
Qua đây ta có thể thấy: hai nội dung đầu chủ yếu là thuộc lĩnh vực Hải quan, hai nội dung còn lại cũng đều có liên quan đến Hải quan. Thật vậy, nếu không thống nhất về thủ tục Hải quan thì hàng hoá nhập khẩu vào mỗi nước sẽ bị
xử lý một cách khác nhau, làm chậm quá trình chu chuyển hàng hoá, gây ách tắc
lãng phí. Nếu không thống nhất phương pháp tính giá hàng hoá để đánh thuế sẽ
dẫn đến phân biệt đối xử, làm mất mục đích ưu đãi thương mại.
Với mục tiêu bao quát nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá Hải quan phải giải quyết một loạt vấn đềđặt ra, không chỉ cho ngành Hải quan mà cho cả Chính phủ. Đó là hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực: thủ tục Hải quan, danh mục hàng hoá HS, biểu thuế XNK, xác định trị giá Hải quan theo hướng
đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá, nâng cao năng lực và phẩm chất
đội ngũ Hải quan ngang tầm với nhiệm vụ nhằm xây dựng Hải quan thành một lực lượng hiện đại, đáp ứng yêu cầu tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc gia vào khu vực và thế giới.
Chính vì thế, Luật hải quan, có hiệu lực từ 1/1/2002 chứa đựng nhiều chuẩn mực, qui định tại các công ước quốc tế có liên đến hải quan và thông lệ
tiên tiến của hải quan thế giới như chuẩn mực của công ước Kyôtô sửa đổi về đơn giản hoá, hài hoà thủ tục hải quan, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước quốc tế về hài hoà việc mô tả và mã hoá hàng hoá ( công ước HS), nghiệp vụ
kiểm tra sau thông quan, kỹ thuật quản lý rủi ro,..
Tóm lại: Hoạt động của ngành hải quan nói chung và các qui định về thủ
tục hải quan truyền thống trước đây không còn phù hợp và không đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế khu vực và thế giơí. Để giải quyết vấn đề này, ngành hải quan cũng phải tích cực hiện đại hoá mà cụ thể là hội nhập về mặt kỹ thuật nghiệp vụ hải quan, với các nội dung cụ thể của nó được bao hàm trong một khái niệm gần đây của Tổ chức Hải quan Thế giới - đó là “ Cải cách và hiện đại hoá Hải quan”
Trong xu thếđó, Tổng cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành
Hải quan giai đoạn 2001-2005 với phương hướng và mục tiêu tổng quát là: Xây Deleted: Page 2
dựng ngành hải quan thành lực lượng chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu và hiện
đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những biện pháp
đểđạt mục tiêu là: ”Tiếp tục cải cách thủ tục, hiện đại hoá hoạt động hải quan gắn với quá trình thực hiện cải cách hành chính nói chung, tập trung triển khai
đề án cải cách thủ tục hải quan cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng
đến các giải pháp sát với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế".