Hải quan việt nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá” doc (Trang 45 - 47)

d) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế A Âu (ASEM)

2.1.1.Hải quan việt nam qua các thời kỳ

Hải quan Việt Nam thành lập ngày 10.9.1945 với tên gọi “Sở Thuế quan và Thuế gián thu” trực thuộc Bộ Tài chính. Sau năm 1954 được đổi thành “Cơ quan Thuế Xuất Nhập Khẩu” trực thuộc Bộ Công thương với tên gọi “Cục Hải quan”.

Đến năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ quyết định thành lập “Tổng cục Hải quan” trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng cho đến tháng 2/2002, Chính phủ

quyết định sát nhập Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.

Quá trình xây dựng và phát triển kỹ thuật nghiệp vụ của ngành hải quan gắn liền với các thời kỳ lịch sử có liên quan của đất nước. Điều đó cũng cho thấy sự

phát triển tự phát chuyển dần sang sự phát triển tự giác và khi đó các yêu cầu mới dần bộc lộ rõ và theo đó xuất hiện các bất cập tự thân của qui trình nghiệp vụ

truyền thống đòi hỏi phải có những đổi mới cải cách thích hợp, kịp thời theo định hướng hiện đại hoá.

a - Trước năm 1984:

Giai đoạn này, thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo các Nghị định thư giữa các nước xã hội chủ nghĩa rất đơn giản, kiểm tra hàng phi mậu dich thì làm hết sức chặt chẽ (kiểm 100%) . Lưu lượng hàng hoá nói chung không nhiều, chưa có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan. Thủ tục hải quan thời kỳ này thể hiện rõ tính truyền thống trong điều kiện

nền kinh tế chưa mở cửa, không có tính năng động, nặng về mục tiêu quản lý thuần tuý.

b - Giai đoạn 1984-1997:

Trong giai đoạn này, cùng với việc đưa dần chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đời sống kinh tế, lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh tăng dần. Với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước, yêu cầu sự thông thoáng, đơn giản hoá thủ tục hải quan đã xuất hiện và ngày càng trở càng trở nên cấp thiết hơn. Cùng với việc tham gia của Hải quan Việt Nam vào WCO, ASEAN, việc trở

thành Bên Ký kết Công ước .. Hải quan đã tiến hành một số công việc theo định hướng hiện đại hoá, cải cách mở cửa như việc áp dụng luồng xanh, luồng đỏđối với hành khách tại các cửa khẩu sân bay quốc tế; phân luồng hàng hoá theo 3 nhóm: hành lang xanh, hành lang vàng, hành lang đỏ trong khuôn khổ ASEAN. Nhìn chung một số việc làm trong giai đoạn này còn ở dạng mò mẫm, sao chép dập khuôn chứ chưa có tính tổng thể, chiến lược căn bản.

c- Giai đoạn 1998-9/2001:

Trong giai đoạn này, một số bất cập về các vấn đề nghiệp vụ kỹ thuật hải quan bộc lộ rõ trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, thương mại, đã buộc ngành hải quan phải có những cải cách cần thiết. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quan tâm theo dõi của cộng đồng doanh nghiệp và công luận, với việc khai thác các ưu thế nghiệp vụ trong các công ước quốc tếđã và đang tham gia, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức Hải quan các nước phát triển, Hải quan Việt Nam đã tiến hành hàng loạt những cải cách về mặt qui trình thủ tục, sắp xếp tổ chức, tạo ra những thay đổi căn bản trong nhận thức về thủ tục hải quan từ mục tiêu quản lý thuần tuý sang mục tiêu vừa quản lý vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính quá trình này đã đặt ra một yêu cầu cải cách liên tục

không ngừng qui trình thủ tục và ngoài những việc đã làm còn xuất hiện nhu cầu Deleted: Page 2

phải tìm kiếm một số giải pháp cơ bản khác như Quản lý rủi ro và Kiểm tra sau thông quan, phân loại hàng hoá trước. Chính vì thế trong giai đoạn này, hải quan Việt Nam đã chuyển hoá được nhiều nội dung kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hiện

đại vào dự thảo Luật Hải quan, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý để triển khai các kỹ

thuật nghiệp vụ hải quan hiện đại.

d- Giai đoạn từ tháng 10/2001 đến nay:

Yêu cầu thực hiện luật Hải quan nói chung và yêu cầu áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ hiện đạinói riêng đặt ra khá cụ thể và cấp bách. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật vào thực tế mặc dù cho đến nay được đánh giá là suôn sẻ nhưng nếu xét theo nguyên lý hoạt động của hải quan hiện đại thì hiện vẫn chưa có định hướng tiếp cận và giải pháp cụ thể để thực hiện một số nội dung nghiệp vụ có tính mũi nhọn như quản lý rủi ro hay phân loại hàng hoá trước, xử lý thông tin tình báo hải quan. Ví dụ, để tăng tỷ lệ hàng miễn kiểm tra trong khi vẫn giữ

nguyên yêu cầu quản lý, nếu theo nguyên lý quản lý rủi ro thì phải rà soát, làm chặt hơn các tiêu chí liên quan việc lựa chọn hàng hoá ở khâu tiếp nhận, phân luồng tờ khai để tăng khả năng xác định trọng điểm thì ta lại xử lý bằng cách tăng thêm diện và số mặt hàng được miễn kiểm tra bằng biện pháp hành chính (một quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Việc làm này theo lý thuyết về quản lý rủi ro, thực chất chỉ là chuyển giao rủi ro của việc thực hiện ở cấp cơ sở lên việc chỉ đạo quản lý ở cấp ngành và cao hơn. Đây cũng là tình trạng tương tự ở các nội dung nghiệp vụ hiện đại khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá” doc (Trang 45 - 47)