Các nội dung hiện đại hoá hải quan:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá” doc (Trang 37 - 39)

d) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế A Âu (ASEM)

1.2.2.Các nội dung hiện đại hoá hải quan:

Bên cạnh các nội dung nghiệp vụ hiện đại đã được áp dụng từ lâu như áp dụng các chuẩn mực nghiệp vụ, khuyến nghị trong Công ước Kyoto đểđơn giản hoá, hài hoà thủ tục hải quan; áp dụng hệ thống mô tả và mã hoá hàng hoá theo Công ước HS; áp dụng xác định trị giá hải quan theo Hiệp định thực hiện Điều 7 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Trị giá GATT/WTO); áp dụng sổ ATA cho hàng hoá XNK theo chếđộ tạm quản, thì trong những năm gần

đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, của Khoa học kỹ thuật, đã hình thành các xu hướng phát triển nghiệp vụ mới chứa đựng trong nó những nội dung nghiệp vụ hải quan hiện đại như:

Theo xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế trong những năm gần đây với mục tiêu tiết kiệm nguồn lực ở mức cao nhất trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả quản lý hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư phát triển với các giải pháp chủđạo là áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại đi đôi với trang bị

phương tiện kỹ thuật cần thiết và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên hải quan. Những nội dung này nằm trong Công ước Kyoto với các chuyên đề nghiệp vụ hải quan cụ thể như: Tin học hoá qui trình thủ tục hải quan; Khai thuê hải

Một trong những xu hướng đa số hải quan các nước hiện đang đi theo là xu hướng coi doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là các đối tác cần cộng tác chặt chẽ hơn là các đối tác cần kiểm tra xử lý. Theo xu hướng này, cơ

quan Hải quan phối hợp với doanh nghiệp trong việc tìm ra nguyên nhân của các sai sót, vi phạm để tìm biện pháp phòng ngừa hơn là chỉ tiến hành kiểm tra và xử

lý vi phạm, đồng thời hải quan tạo ra cơ chế phối hợp với doanh nghiệp để phát hiện ra gian lận, thông qua việc ký kết chương trình Biên bản thoả thuận hợp tác (MOU). Theo đó đổi cho việc hợp tác giúp đỡ hải quan, doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi nhất định của hải quan trong khi làm thủ tục.

Để tạo thông thoáng chống ách tắc khi làm thủ tục, hải quan đã áp dụng kỹ

thuật kiểm tra sau thông quan, chuyển toàn bộ nội dung kiểm tra về trị giá khai báo từ lúc làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu sang kiểm tra tại doanh nghiệp sau khi đã thông quan hàng hoá. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện áp dụng xác định trị giá theo Hiệp định xác định trị gía GATT/WTO.

Xu hướng nói trên có quan hệ chặt chẽ với xu hướng không kiểm tra tràn lan mà tập trung có trọng điểm dựa trên phương pháp quản lý rủi ro (Risk Management), theo đó cơ quan Hải quan dựa trên các thông tin và kết quả phân tích thông tin để khoanh vùng các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra vi phạm cao và tìm biện pháp xử lý (việc khoanh vùng này bao gồm cả phân loại doanh nghiệp và dựa trên nhiều tiêu chí khác như xuất xứ hàng hoá, chủng loại hàng hoá..). Nội dung này đang được chú trọng để trở thành một giải pháp đặc biệt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụđặc thù của hải quan hiện đại là vừa phải quản lý tốt, vừa phải tạo thuận lợi cho thương mại.

Xu hướng phối hợp công tác giữa Hải quan các nước cũng là một trong những xu hướng được nhiều nước quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện rõ trong Công ước Nairobi. Tuy nhiên, chỉ một phương thức hợp tác đa phương này

Deleted: Page 2

không đạt hiệu quả cao nên WCO đã vận dụng đưa ra mẫu Hiệp định Hợp tác

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá” doc (Trang 37 - 39)