d) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế A Âu (ASEM)
2.3.2. Thuận lợ i:
Với tư cách thành viên Hội đồng hợp tác Hải quan, Hải quan Việt Nam có
điều kiện nghiên cứu, khảo sát hệ thống 16 Công ước mà tổ chức này xây dựng, quản lý đểđi đến nhận định: Công ước nghiệp vụđầu tiên cần tham gia là Công
ước Kyoto.
Tham gia hai Công ước quan trọng bậc nhất về nghiệp vụ Hải quan là Công
ước Kyoto và Công ước HS, Việt Nam tạo thêm được độ tin cậy của cộng đồng quốc tế về ý chí hội nhập và cải cách. Trong phạm vi quốc gia, ngay tại những phiên họp đầu tiên của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, khi điểm lại kết quả hội nhập trên các lĩnh vực cũng đánh giá cao việc chuẩn bị, tham gia và áp dụng trong thực tế hoạt động Hải quan hai Công ước cơ bản là Công ước Kyoto và Công ước HS.
Việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực chung trong Công ước Kyoto và Công ước HS khiến cho Hải quan Việt Nam không gặp trở ngại gì lớn khi đàm phán, đi đến ký kết "Hiệp định Hải quan ASEAN" vào tháng 3/1997 (với các nguyên tắc: thực hiện các thủ tục Hải quan theo Công ước Kyoto, xây dựng Danh mục biểu thuế quan chung của ASEAN dựa trên Danh mục HS...)
Việc tham gia của Việt Nam vào diễn đàn quốc tế chung như APEC, ASEAN, ASEM cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho Hải quan Việt Nam trong việc tiếp cận, nghiên cứu, chuyển hoá các nội dung cơ bản của các công ước quốc tế
về nghiệp vụ hải quan từ góc độ riêng của các tổ chức này. Nhờ đó, Hải quan Việt Nam có được cái nhìn tổng thể về ác nội dung nghiệp vụđể có thế xác định lộ trình, bước đi thích hợp trong quá trình hiện đại hoá hoạt động hải quan.
Việc tham gia của Việt Nam vào các Điều ước quốc tếđa phương về nghiệp vụ hải quan rơi vào thời điểm tình hình chính trị - kinh tế trong nước và quốc tế
có những chuyển biến sâu sắc. Vào các năm 1990-1991, khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, quan hệ hợp tác quốc tế của hải quan hầu như trở về điểm xuất phát. Trong khi đó, sự gia tăng các hoạt động kinh tếđối ngoại, gia tăng quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực, gia tăng đi lại hợp tác nghiên cứu, du lịch đã không ngừng tạo ra áp lực mới cho hoạt động hải quan thời “mở cửa”. Làm thế nào để vừa kiểm soát, giám sát được việc thực hiện pháp luật trong xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh với khối lượng lớn hơn trước (riêng XNK mỗi năm tăng từ 20-40%), Deleted: Page 2
lại vừa tạo ra được sự thông thoáng, nhanh chóng, thuận lợi, không ảnh hưởng
đến sản xuất, kinh doanh, đi lại giao lưu? Làm thế nào thực hiện tốt nhiệm vụ thu thuế XNK vì quan hệ ngoại thương đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế
thị trường với hàng trăm quốc gia khắp thế giới, các chủ thể kinh doanh XNK trong nước cùng có nhiều thành phần kinh tế tham gia? Làm thế nào để có những thủ tục hải quan tương ứng với các loại hình mới trong kinh tế như đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan ...? Làm thế nào để
ngăn chặn và đấu tranh với các tệ nạn buôn lâu, gian lận thương mại phát sinh nhanh chóng trong cơ chế thị trường theo đà tự do hoá mậu dịch và đi lại? Câu trả lời nằm trong các điều ước quốc tế mà Hải quan Việt Nam đã và sẽ tham gia.