d) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế A Âu (ASEM)
3.1. Phương hướng tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan
hải quan hoặc liên quan đến hải quan của Hải quan việt nam.
1. Phương hướng chiến lược về hiện đại hoá công tác Hải quan:
Trong phương hướng chiến lược hội nhập quốc tế của đất nước, công tác hiện đại hoá Hải quan thời gian tới cần tiếp tục quán triệt mục tiêu hội nhập quốc tế là để phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với nguyên tắc hội nhập quốc tế về Hải quan phải góp phần giữ
vững độc lập chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững định hướng XHCN. Nguyên tắc này là cơ sở cho tư duy độc lập và tự chủ trong tiến trình hội nhập và hợp tác. Nguyên tắc này tự nó đặt ra yêu cầu hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo đảm bình đẳng và cùng có lợi.
Hiện đại hoá Hải quan phải tiến hành từng bước với lộ trình hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện một nước đang phát triển, một nền kinh tếđang chuyển đổi và phối hợp thống nhất với các cam kết quốc tế trên nhiều mặt khác nhau.
Cần xác định đúng vị trí đặc điểm hiện đại hoá trong lĩnh vực Hải quan là một trong những lĩnh vực phải tiến hành sớm của đất nước để có phương án tăng cường chỉđạo, đầu tư của quốc gia đối với ngành Hải quan cũng như tăng cường chỉđạo, đầu tư của lãnh đạo ngành Hải quan, lãnh đạo Bộ Tài chính với công tác hiện đại hoá (cơ chế, chính sách, tổ chức - cán bộ, điều kiện hoạt động...).
Tăng cường kết hợp giữa đẩy mạnh hợp tác song phương với hợp tác đa
phương về Hải quan, xây dựng Hải quan Việt Nam trở thành một lực lượng Hải Deleted: Page 2
quan hiện đại, chuyên nghiệp ngang tầm với Hải quan các nước trong khu vực và thế giới, có khả năng quản lý tốt và trình độ phục vụ cao theo các chuẩn mực quốc tế.
Nếu như hợp tác đa phương về Hải quan là điều kiện để Hải quan ta tiếp cận các chuẩn mực quốc tế chung và thực hiện các chuẩn mực đó theo lộ trình cam kết, thì hợp tác song phương về Hải quan sẽ tạo cơ hội để nghiên cứu, vận dụng các kinh nghiệm cụ thể của Hải quan các nước, học tập những kỹ thuật nghiệp vụ
tiên tiến và tránh vấp phải những vấn đề Hải quan các nước đi trước đã phải "trả
giá", rút ngắn được thời gian phát triển. Trong hợp tác song phương chú ý các tầng nấc: Hải quan các nước láng giềng và bạn bè truyền thống (thực hiện các ưu
đãi thương mại, phối hợp chống buôn lậu qua biên giới, phối hợp bảo vệ an ninh chính trị - bảo vệ chếđộ XHCN); Hải quan các nước trong khu vực (do trình độ
phát triển không quá chênh lệch nên kinh nghiệm dễ vận dụng, hơn nữa cùng hoạt động trong ASEAN nên dễ hợp tác với nhau); Hải quan các nước công nghiệp phát triển (những kinh nghiệm "gốc" về Hải quan, có tiềm lực kinh tế và công nghệ nên có thể giúp đào tạo cán bộ, trang bị kỹ thuật).
Nâng cao năng lực thực hiện các cam kết quốc tế về Hải quan để hội nhập quốc tế Hải quan thực sự có hiệu quả.
Trong phạm vi quốc gia, đó là sự chỉđạo của Nhà nước, sự phối hợp của các bộ, ngành, đối với ngành Hải quan để tạo điều kiện thực hiện tốt các nội dung hiện đại hoá Hải quan, là việc nhanh chóng nội luật hoá cam kết quốc tế.
Trong phạm vi ngành Hải quan, đó là việc nhận thức đúng để tăng cường chỉđạo và đầu tư đúng về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, cán bộ, điều kiện hoạt động cho công tác quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế như là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong thời gian trước mắt. Tăng cường đầu tư
cho đơn vị chuyên trách về hợp tác quốc tế của ngành để nắm bắt nhạy bén, tham
khai thực hiện đồng bộ các cam kết quốc tế ở các vụ, cục nghiệp vụ thuộc cơ
quan Tổng cục, các cục Hải quan tỉnh, thành phố và đơn vị cơ sở. Làm cho các nội dung cam kết quốc tế của ngành thấm xuống cơ sở, thấm đến từng cán bộ
chiến sĩ ở cửa khẩu để chuyển hoá vào công việc hàng ngày ở cửa khẩu và các
đơn vị cơ sở. Suy cho cùng, thước đo chất lượng thực hiện các cam kết quốc tế
của ngành là thể hiện ở công việc hàng ngày tại cửa khẩu.
Tiếp tục chọn lọc tham gia một sốĐiều ước quốc tếđa phương với thời gian và bước đi thích hợp để làm cơ sở cho việc vừa mở rộng vừa phát triển theo chiều sâu hội nhập quốc tế về Hải quan trong thời gian tới.
Trong số các Điều ước quốc tếđa phương nói trên có Điều ước do yêu cầu bắt buộc của các thể chế quốc tế (ví dụ: việc áp dụng trị giá WTO không chỉ do yêu cầu của WTO, đối với ta còn do các sức ép trong ASEAN, do tác động của Hiệp định thương mại ký với Mỹ có điều khoản liên quan). Tuy nhiên cũng có
điều ước đa phương ta phải tính đến tham gia do yêu cầu phát triển khách quan, như Công ước ATA, Công ước Kyoto sửa đổi, Công ước Nairobi... Tham gia các Công ước này sẽ giúp ta nắm bắt được các tiêu chuẩn tiên tiến trong hoạt động Hải quan quốc tếđể nhanh chóng hiện đại hoá Hải quan Việt Nam.
Ngoài ra để thực hiện hiện đại hoá có rất nhiều việc cần phải làm nhưng do điều kiện, khả năng cụ thể, chúng ta cần tập trung vào một số khâu yếu nhất hoặc khâu có tính cấp bách nhất để chọn làm khâu đột phá, tuy nhiên khi vào giai đoạn hiện
đại hoá vấn đề triển khai đồng bộ các giải pháp này cũng là một yêu cầu rất cấp bách. Xử lý thế nào để giải quyết được mâu thuẫn trên đang và sẽ còn là một vấn
đề thu hút sự quan tâm của các cấp trong ngành hải quan.