Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam luôn xứng đáng là ngân hàng xung kích phục vụđầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 25 - 30)

I. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Sở giao dịch

1.Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam luôn xứng đáng là ngân hàng xung kích phục vụđầu tư phát triển.

Sáu năm sau ngày Ngân hàng Quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ

cộng hòa non trẻ được thành lập, ngày 26 tháng 4 năm 1957 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định khai sinh Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam), một thành viên của hệ thống ngân

Lưu Phương Lan - A1CN9 25

hàng Việt Nam. Suốt chặng đường 46 năm qua, dù với tên gọi nào, hoạt động với mô hình nào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn luôn là người lính xung kích trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

TỪ THỰC THI NHIỆM VỤ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XDCB (1957 - 1994)

Suốt 37 năm là người lính thực hiện cấp vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản (khoảng 42% NSNN hàng năm), Ngân hàng Kiến thiết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không chỉ cấp phát mà còn quản lý nâng cao hiệu quả vốn đầu tư thông qua việc tham gia thiết kế, thẩm định dự toán, kiểm tra khối lượng hoàn thành, nghiệm thu, cấp phát vốn và quyết toán công trình theo Điều lệ cấp phát vốn đầu tư XDCB đầu tiên của nước ta (Nghị định 64 CP ngày 19/11/1960), qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí vốn đầu tư cho ngân sách.

Trong thời kỳ 1957 - 1964, đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước chân người cán bộ ngân hàng đã đến từng công trình từ Mục Nam Quan đến bờ sông Bến Hải với hàng trăm công trình đầu lòng của Chủ nghĩa xã hội như Đại thuỷ

nông Bắc Hưng Hải, phục hồi các nhà máy điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh, xi măng Hải Phòng, đài phát thanh Mễ Trì, trường đại học Bách Khoa, đại học Kinh tế - Kế hoạch, hệ thống đường sắt từ Hà Nội tỏa đi Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh và các tuyến đường quốc lộ then chốt, khu công nghiệp Cao - Xà - Lá, khu gang thép Thái Nguyên, đường điện cao thế 110 Kv Việt Trì - Đông Anh - Thái Nguyên, nhà máy điện Bản Thạch - Thanh Hóa, nhà máy đường Vạn Điển, Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy phân

đạm Hà Bắc... 10 năm phục vụ nền kinh tế thời chiến 1965 - 1975, Ngân hàng Kiến thiết đã cấp phát gần 30.500 tỷ đồng để phục hồi các công trình giao thông vận tải, thuỷ điện Thác Bà, đường ống dẫn dầu và các công trình công nghiệp khác.

Lưu Phương Lan - A1CN9 26

Đất nước thống nhất, 15 năm (1976 - 1990) phục vụ đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Kiến thiết đã cấp phát xây dựng các công trình thuộc các ngành, lĩnh vực then chốt, góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong số hàng ngàn công trình mà ngân hàng cấp phát thời kỳ này có 358 công trình lớn trên hạn ngạch, có thể kể đến: khôi phục đường sắt Thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài truyền hình Việt Nam, thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, thuỷ lợi Dầu Tiếng...

37 năm, một chặng đường để hình thành nên một nền móng, một đội ngũ và một nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển. Đó là hành trang quý giá của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho những chặng đường phát triển tiếp theo.

... ĐẾN 300 TỶ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TIÊN (1990)...

Năm 1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Lần đầu tiên Ngân hàng ĐT & PT được Nhà nước giao 300 tỷ để thử nghiệm một cơ chế cung ứng vốn mới cho đầu tư

phát triển của Đảng theo hướng "mọi công trình, mọi dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn dưới mọi hình thức đều phải đi vay để đầu tư". Cơ chế

mới gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc hoàn trả vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và từng bước khắc phục tình trạng bao cấp trong đầu tư XDCB.

Một vấn đề bức thiết được đặt ra cho ngân hàng là làm thế nào để cho vay mà vốn vay phát huy được hiệu quả và đảm bảo khả năng thu hồi. Với một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, năm 1990, Ngân hàng ĐT & PT đã cho vay 600 dự án vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị của các doanh nghiệp với mục tiêu vực dậy sản xuất. Ngay trong năm đầu tiên đã thu được 30 tỷ đồng và cơ

Lưu Phương Lan - A1CN9 27

ĐT &PT Việt Nam đã cung ứng vốn cho hàng nghìn dự án đầu tư phát triển với doanh số cho vay đạt hơn 6.300 tỷ đồng.

Bước khởi đầu thành công trong thử nghiệm cơ chế mới đã tạo ra tiền

đề cho Ngân hàng ĐT & PT tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới: đi vay

để cho vay phục vụđầu tư phát triển.

... ĐẾN CHÍNH SÁCH TẠO VỐN PHỤC VỤ CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Muốn có công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì phải bắt đầu đầu tư, trước hết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phục vụ đầu tư phát triển phải bắt đầu từ

việc trả lời câu hỏi nguồn vốn để cho vay. Chính sách tạo vốn cho vay dài hạn, do đó được coi là nền tảng của hoạt động ngân hàng. Ngay từ năm 1993, Ngân hàng ĐT & PT đã vươn lên từng bước tự lo nguồn vốn phục vụ cho vay

đầu tư phát triển. Với chủ trương "vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng", Ngân hàng đã luôn chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Qua nhiều đợt phát hành trái phiếu định kỳ từ năm 1994 đến nay đã huy động được hơn 8.000 tỷ đồng vốn trung, dài hạn. Đồng thời đã góp phần hình thành nên một sản phẩm mới cho thị trường tài chính. Cho đến nay, trái phiếu được coi là sản phẩm đặc trưng của Ngân hàng ĐT &PT, là hình thức đầu tư an toàn, mang lại lợi ích kinh tế cao và được dân chúng hưởng ứng gửi tiền với số

lượng lớn.

Bên cạnh đó, ngân hàng ĐT & PT cũng tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định khung về tài trợ xuất nhập khẩu. Với chính sách tạo vốn hiệu quả, từ 300 tỷ đồng năm 1990, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã đủ đáp ứng cho một dư nợ đầu tư phát triển gần 25.000 tỷđồng vào năm 2001.

Đặc biệt từ năm 1999, sau Quyết định 13/ TTg của Thủ tướng Chính phủ, các dự án kế hoạch Nhà nước được chuyển sang vay tại Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam mạnh sang tự tìm kiếm để cho vay các

Lưu Phương Lan - A1CN9 28

dự án theo cơ chế tín dụng thương mại. Với phương châm "hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng" và với nhiều hình thức tín dụng phong phú, ngân hàng đã chủ động tìm đến khách hàng, lựa chọn các dự án có hiệu quả để cho vay đầu tư tập trung vào các dự án, chương trình lớn của Nhà nước, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc thù như miền núi, Tây Nguyên, miền trung, đồng bằng sông Cửu Long. Doanh số

cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng ĐT & PT liên tục tăng lên, năm sau gấp đôi năm trước và đạt 60.000 tỷ trong hơn 10 năm đổi mới.

Ngân hàng ĐT & PT đã trở thành đối tác tin cậy của các chủ đầu tư. Hàng loạt các dự án lớn thuộc các ngành điện lực, thép, dầu khí, xi măng...

đang là đối tượng phục vụ của hệ thống Ngân hàng ĐT & PT. Tấm Huân chương độc lập hạng III được Đảng và Nhà nước trao tặng là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi phục vụ cho đầu tư phát triển trong 10 năm đổi mới của tập thể cán bộ Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.

... VÀ PHỤC VỤ NHIỀU HƠN CHO CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA

ĐẤT NƯỚC

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX đã khẳng định tiếp tục đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước công nghiệp mà trong đó hệ thống ngân hàng với nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ, huy động và tập trung mọi nguồn vốn phục vụ

phát triển kinh tế, là một kênh quan trọng để thực hiện. Trong đó có đóng góp nhỏ bé của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Với nghề nghệp truyền thống, Ngân hàng ĐT & PT đang nỗ lực, tập trung thực hiện đổi mới theo hướng phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, góp phần cùng các ngân hàng thương mại Nhà nước phát huy vai trò chủ lực thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội theo đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Lưu Phương Lan - A1CN9 29

Mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam (BIDV) là:

- Vì sự nghiệp đầu tư phát triển và mục tiêu chính sách tiền tệ thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của bạn hàng.

- Vì sự phát triển bền vững và hội nhập khu vực và quốc tế. Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam luôn:

- Cùng các ngân hàng quốc doanh, là lực lượng chủ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát huy truyền thống ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến.

- Vì sự hợp tác và cùng phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế.

- Phát huy nội lực giữ vững vị thế và uy tín của BIDV trong nước và trên thị trường quốc tế.

Phương châm thc hin:

Toàn hệ thống BIDV nhận thức đầy đủ những thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn thách thức to lớn, đó là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ mới và đổi mới mạnh mẽ giá trị - điều hành theo đòi hỏi của thông lệ quốc tế. Tiến lên hay tụt hậu luôn luôn là thách thức thường xuyên và liên tục đối với mỗi người, mỗi bộ phận, mỗi công việc và đối với toàn hệ thống. Tranh thủ thời cơ để giữ vứng và đẩy nhanh nhịp độ

tăng trưởng đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ của khách hàng; đồng thời tăng trưởng phải đặt trên cơ sở bảo đảm hiệu quả và an toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 25 - 30)