II. Những giải pháp chủ yếu
2. Những giải pháp tầm vi mô
2.6. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C
Trong những thời điểm căng thẳng về tỷ giá như thời kỳ năm 97, 98, chính sách kiểm soát ngoại tệ của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam đối với chi nhánh đã tỏ ra có nhiều điểm bất cập. Khi ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh hai lần tỷ giá giữa USD và VND, nhiều chi nhánh trong đó có SGDI đã không đáp ứng được đủ ngoại tệ thanh toán cho khách hàng mở L/C. Có khi, giá trị một L/C nhập lên tới một vài triệu USD, trong khi đó khách hàng chỉ
có đủ khả năng ký quỹ 100.000 USD, đểđảm bảo cân đối ngoại tệ, Sở đã phải mua gom từ trước và do quy định về giới hạn trạng thái ngoại tệ, nhiều khi SGDI đã phải "xé rào" đểđáp ứng nhu cầu ngoại tệ thanh toán.
Do đó để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng như vậy, Sở cần kiến nghị với ngân hàng ĐT & PT TW cho phép có quyền chủ động hơn trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt cho phép Sở mua bán ngoại tệ với ngân hàng khác ngoài hệ thống kể cả bằng mua bán giao ngay hay mua bán kỳ hạn. Tuy nhiên với việc đa dạng hóa loại hình để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán như vậy, Sở có thể vô tình gặp phải rủi ro hối đoái mà chính xác là rủi ro tỷ giá. Vì thế, SGDI nên đề nghị BIDV thiết lập một quy
định cụ thể giới hạn trạng thái ngoại tệ cho mình dựa trên cơ sở cách tính toán và chế độ báo cáo trạng thái ngoại tệ hàng ngày hoặc hàng tuần. Xác định xem trạng thái ngoại tệ của SGDI là dư thừa hay thiếu hụt để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lưu Phương Lan - A1CN9 71