II. Những giải pháp chủ yếu
2. Những giải pháp tầm vi mô
3.3. Kiến nghị đối với Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Việt Nam
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời và phát triển cùng với dự phát triển của nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hầu hết các khâu của quy trình thanh toán đều được thực hiện giữa các ngân hàng. Qua đó có thể thấy
được rằng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn trong phương thức này. Trên thực tế, thiệt hại đối với khách hàng hay đối với ngân hàng cũng đều là thiệt hại chung của nền kinh tế nước nhà, của toàn xã hội. Bởi vậy, ngân hàng có trách nhiệm nặng nề đối với việc ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ.
Từ thực tiễn hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, có thể đề xuất những ý kiến sau:
- Để có được quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hợp lý, ban lãnh đạo Sở cần phải mạnh dạn giao hạn mức phán quyết cụ thể cho phòng thanh toán quốc tế nhằm giúp cho khách hàng không qua nhiều phòng ban, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Lưu Phương Lan - A1CN9 77
- Nhằm hạn chế những rủi ro xuất phát do lỗi của con người thì Sở cần nâng cao thêm trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thanh toán viên. Để thực hiện được các giải pháp về con người một cách có hiệu quả, Sở giao dịch I cần tạo điều kiện cho cán bộ trau dồi kiến thức kinh nghiệm, thiêu chuẩn hóa đội ngũ thanh toán viên bằng các việc làm cụ thể
như:
+ Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn với sự tham gia của chuyên gia về thanh toán quốc tế.
+ Chú trọng vào công tác đào tạo các cán bộ nòng cốt, thuộc đối tượng quy hoạch của phòng tổ chức để chuẩn bị hình thành các lớp lãnh đạo mới kế
cận có chất lượng cao.
+ Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ giúp cho công tác thanh toán được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng.
+ Tổ chức công tác thi tuyển nghiêm túc công bằng.
+ Có các chính sách ưu đãi thỏa đáng nhằm duy trì, phát triển nguồn nhân tài sẵn có trong nội bộ.
+ Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng người,
đúng lúc, đặc biệt cần có những khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần cho những nghiên cứu khoa học, đề xuất hay nhằm phát huy tính sáng tạo, chịu khó tìm tòi trong công việc của đội ngũ cán bộ.
Một vấn đề cũng rất quan trọng đối với ngân hàng là phải không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ làm công tác thanh toán. Thực tế cho thấy đã có trường hợp rủi ro xảy ra bắt nguồn từ
những sai trái, sự cố tình vi phạm các quy định ngân hàng. Những vi phạm ấy nhất định phải được xử lý nghiêm minh nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố uy tín của Sở với khách hàng trong và ngoài nước.
- Mặc dù SGDI đã triển khai ký được ký được 18 hiệp định khung với các ngân hàng lớn trên thế giới để có vốn tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu, hoạt động cho vay vẫn chủ yếu là tài trợ vốn cho hàng nhập khẩu. Với
Lưu Phương Lan - A1CN9 78
giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, kiến nghị với SGDI nên mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay, tài trợ đối với L/C xuất và L/C nhập.
+ Đối với L/C xuất:
Qua thực tế tại SGDI, tôi thấy rằng hầu hết các bộ chứng từ xuất trình sau khi kiểm tra đều phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C nhưng cho tới nay, SGDI vẫn chưa thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ như
các ngân hàng lớn khác. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của Sở song không có tính cạnh tranh cao.
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, giữ vững thị phần trong thanh toán quốc tế, SGDI cần khắc phục những hạn chế trên bằng cách cung cấp dịch vụ thanh toán hoàn hảo và hiện
đại cho khách hàng mà trước hết là thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ. Để trống một mảng dịch vụ nào đó cũng có nghĩa là SGDI đang tạo điều kiện cho đối thủ của mình chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
+ Đối với L/C nhập:
SGDI cần mạnh dạn tham gia cho vay thanh toán hàng nhập với lãi suất
ưu đãi đối với các doanh nghiệp có uy tín, có thị trường và có khả năng tài chính tốt. Làm được như vậy, SGDI sẽ vừa phát huy tối đa tính hiệu quả của nguồn vốn huy động lại vừa thu hút được khách hàng, tạo điều kiện cho công tác thanh toán tín dụng chứng từ phát triển.
- Hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin.
Có thể thấy hầu hết rr trong việc mở L/C, đặc biệt là L/C trả chậm của SGDI suy cho cùng đều do thiếu thông tin cần thiết về khách hàng. Có những khách hàng kinh doanh không có lãi, tình hình tài chính bấp bênh, nợ quá hạn trong các ngân hàng lớn... nhưng SGDI không biết rõ hoặc cố tình làm ngơ, tiếp tục đứng ra bảo lãnh cho họ. Kết quả là SGDI phải trả tiền thay cho khách hàng mà khả năng thu hồi nợ là rất mong manh. Nếu Sở có thông tin
Lưu Phương Lan - A1CN9 79
đầy đủ, cập nhật thường xuyên về khách hàng, về thị trường hàng hoá thì những rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ sẽ không nghiêm trọng như
vậy.
SGDI cũng đã giảm thiểu rủi ro này bằng cách hạn chế mở L/C trả
chậm hay tăng tỷ lệ ký quỹ lên 100%. Về phương diện ngân hàng, đây là giải pháp hết sức an toàn nhưng lại là nguyên nhân làm giảm sút số lượng khách hàng đến giao dịch tại Sở. Để dung hòa được cả hai vấn đề trên, thiết nghĩ
SGDI cần đưa ra tỷ lệ ký quỹ tương xứng với năng lực và uy tín của doanh nghiệp bằng việc điều tra, đánh giá chính xác năng lực của khách hàng. Cụ
thể là SGDI cần phát huy được các mối quan hệ rộng khắp trong nước và quốc tế. Từ đó thiết lập được hệ thống thông tin giữa các ngân hàng về tình hình vay nợ, uy tín của doanh nghiệp cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp với các bạn hàng và ngân hàng khác...
- Tăng cường hơn nữa công tác tư vấn cho khách hàng.
SGDI cần phát huy hơn nữa công tác tư vấn cho khách hàng không chỉ
khi thông báo hay mở L/C mà ngay cả khi đơn vị đó ký kết hợp đồng sao cho có lợi và thuận tiện cho công tác thanh toán. Ngoài ra còn có một số vướng mắc nữa trong thanh toán xuất nhập khẩu - đó là sự thiếu hiểu biết các luật lệ
chi phối hoạt đông thanh toán quốc tế của doanh nghiệp, dẫn tới việc thiếu thông cảm giữa các bên xuất và nhập khẩu với ngân hàng, đôi khi còn dẫn đến căng thẳng không đáng có. Rất nhiều doanh nghiệp không am hiểu tính độc lập của bộ chứng từ đối với hàng hóa. Họ quan niệm rất đơn giản theo nguyên tắc “tiền trao cháo múc”, nhận hàng rồi mới trả tiền. Muốn tránh được vướng mắc lớn này thì SGDI cần chủ động tổ chức các hội nghị khách hàng để
hướng dẫn cho họ tìm hiểu các văn bản chếđộ chi phối hoạt động thanh toán, nhất là các điều khoản UCP 500 do phòng thương mại quốc tế ban hành.
- Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khái niệm Marketing không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng
Lưu Phương Lan - A1CN9 80
thương mại Việt Nam. Thế nhưng cho tới nay, SGDI vẫn chưa có phòng chuyên trách về lĩnh vực này.
Mặc dù cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh nhưng hiện nay Sở thực hiện công tác này thông qua đội ngũ các nhân viên trong Sở để tuyên truyền, quảng cáo, lôi kéo những người quen trở
thành khách hàng. Cách này tuy ít tốn kém song còn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm và không thống nhất. Thiết nghĩ SGDI cần nghiêm túc nhìn lại vấn
đề để từ đó xây dựng một chiến lược Marketing linh hoạt, thống nhất và phù hợp. Cụ thể là cần xây dựng một chiến lược kinh doanh với những chính sách phù hợp bao gồm chính sách sản phẩm và giá cả, chính sách phân phối, chính sách khuyếch trương và đặc biệt là chính sách khách hàng.
* Về chính sách sản phẩm và giá cả
SGDI nên mở rộng các loại hình L/C song song với đó là tư vấn cho khách hàng về tính năng tác dụng của từng loại để khách hàng lựa chọn nhằm giải tỏa các vướng mắc thường gặp trong thanh toán L/C nhập khẩu và thu hút
được nhiều khách hàng hơn.
Tiếp tục hoàn thiện phần mềm chương trình thanh toán IBS để có thể
mở rộng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới về thanh toán như thẻ
ATM, thẻ tín dụng...
Ngoài việc phát hiện và đưa ra những sản phẩm mới thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm hiện có cũng là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, trong L/C mở tại SGDI chưa có một khoản mục nào gọi là “Phạt vi phạm không thực hiện đúng L/C” trong khi đó lại là mong muốn của khách hàng. Vậy nên chăng trong L/C có thêm quy định nếu một hai bên vi phạm không thực hiện
đúng L/C như quy định sẽ chịu một khoản phạt là bao nhiêu % trên tổng giá trị hàng hóa thì có lẽ rủi ro sẽ được hạn chế phần nào và chất lượng thanh toán cũng được cải thiện.
Về giá cả, ngân hàng nên cân nhắc các mức phí sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng lại vừa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường. Sở
Lưu Phương Lan - A1CN9 81
có thể tham khảo các mức thu phí thanh toán của các đối thủ cạnh tranh đối với các dịch vụ tương ứng để đưa ra những mức phí phù hợp. Mặc dù mức phí thấp sẽ làm giảm đi chút ít lợi nhuận nhưng bù lại có tính cạnh tranh cao, thu hút được nhiều khách hàng và tận dụng được nguồn vốn huy động từ số
lượng khách hàng đó để cho vay kiếm lời. * Về chính sách phân phối
SGDI cần tổ chức các kênh phân phối dịch vụ sao cho tập trung tại các trung tâm dân cư, kinh tế phù hợp với dịch vụ mà Sở cung cấp. Khi phân phối dịch vụ tới khách hàng, SGDI cũng nên chú ý tới thái độ giao dịch của thanh toán viên nhằm đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách thoải mái và hài lòng nhất. Các thiết bị phân phối đi kèm như máy rút tiền tự động ATM... cần dễ sử dụng và phải được đặt ở những nơi thuận tiện, nếu gặp sự cố trục trặc cần phải khắc phục ngay.
* Về chính sách khuyếch trương trong giao tiếp
Mục tiêu của chính sách này là tuyên truyền rộng rãi làm cho khách hàng hiểu rõ về các hoạt động, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đối với dịch vụ mở thanh toán L/C là một dịch vụ truyền thống và phổ biến, các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế đều ít nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Do
đó, việc quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng là không cần thiết mà có thể quảng cáo trực tiếp với khách hàng qua đội ngũ thanh toán viên. Phương thức này vừa không tốn kém mà lại đạt hiệu quả cao. Trong quá trình giao dịch, thanh toán viên có thể giới thiệu các loại L/C, ưu nhược điểm của từng loại cho khách hàng để từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng lựa chọn.
Trong quá trình đó, thanh toán viên cần ghi chép lại những vướng mà khách hàng thường gặp để từ đó báo cáo lại cho lãnh đạo tìm cách giải quyết, góp phần cải thiện chất lượng thanh toán.
Lưu Phương Lan - A1CN9 82
Khách hàng chính là yếu tố quyết định đến công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trước sức ép của một hệ thống ngân hàng đa dạng phức tạp, không thể tồn tại tư tưởng “khách hàng cần đến ngân hàng” mà ngược lại, ngân hàng phải chủ động tìm kiếm, thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Chính vì thế, SGDI cần sớm xác lập chiến lược khách hàng hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng, mở
rộng phạm vi và tăng nhanh khối lượng thanh toán đồng thời tăng tốc độ
thanh toán, tính an toàn, chính xác và thuận tiện.
Trước hết SGDI cần tiến hành “phân đoạn thị trường”, trên cơ sởđó dễ
dàng nhận biết đặc điểm của từng nhóm khách hàng để đưa ra các chính sách, biểu giá riêng phù hợp nhất. Một số khách hàng lớn thường xuyên thanh toán L/C qua Sở thì cần phải có những ưu đãi đặc biệt để tăng cường mối quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng. Còn đối với nhóm khách hàng mới hay khách hàng tiềm năng, Sở cần có những cải tiến nhằm thu hút họ đặc biệt là thông qua tỷ lệ ký quỹ hấp dẫn hơn. Nên phân loại khách hàng theo các tiêu chí: A...; B...; C...; để tiện theo dõi phục vụ.
Ngoài ra, Sở cần thực hiện chính sách khách hàng khép kín, tức là ngân hàng đảm bảo phục vụ phục vụ khách hàng tất cả các khâu trong thanh toán tín dụng chứng từ. Cụ thể là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, SGDI không chỉ làm trung gian thanh toán mà có thể cho vay sản xuất và thu gom hàng xuất. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, SGDI có thể xem xét cho vay thanh toán. Khi đó lợi ích của SGDI và khách hàng sẽ gắn bó với nhau hơn.
Hiện nay, mọi giao dịch giữa SGDI và khách hàng đều phải thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại, vừa mất thời gian vừa tốn công sức cho cả hai bên. Nếu như có thể nối mạng giữa SGDI và khách hàng như sử dụng Internet... thì sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí vừa có thể thực hiện giao dịch ngay lập tức, đảm bảo lịch trình cho khách hàng. Bước đầu điều kiện chưa cho phép để có thể thực hiện ngay điều này, do đó trong những năm tới thiết nghĩ công tác này cần được tập trung nghiên cứu và triển khai nhằm
Lưu Phương Lan - A1CN9 83
phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó nâng cao chất lượng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ngày một tốt hơn.
Lưu Phương Lan - A1CN9 84
KẾT LUẬN
Trải qua hơn một thập kỷ đổi mới - một khoảng thời gian không phải là dài song nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, bộ
mặt xã hội thay đổi một cách rõ rệt, hình thành nền tảng cho chủ nghĩa xã hội phát triển vững chắc.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, kinh tế quốc tế cũng đạt
được nhiều bước tiến đáng kể và dần khẳng định vị trí trong quá trình hội nhập. Để có được những kết quả đó, không thể không kể đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với vai trò là cầu nối huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước đồng thời là trung gian thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế phục vụ quá trình luân chuyển hàng hóa tiền tệ thế giới. Trong đó, Sở
giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam luôn là một đơn vị
vững mạnh của toàn hệ thống và ngày càng tạo được uy tín tốt đẹp với khách