Quan điểm định hướng trong việc đưa ra các giải pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 58 - 63)

1. Các định hướng chung

Có thể khẳng định rằng sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới gia tăng kéo theo sự hội nhập về hoạt động ngân hàng của các quốc gia trên thế giới như một xu thế tất yếu. Ngày nay, mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới là sâu rộng hơn bao giờ hết. Sự sâu rộng này thể hiện ở hội nhập cao độ của nền kinh tế thế giới trên tất cả các mặt của

đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là hội nhập ngân hàng. Đây là một xu thế

của thời đại, có tính khách quan và không thể đảo ngược. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thếđó.

Trong hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, Việt Nam đã dần mở

cửa lĩnh vực hoạt động ngân hàng thông qua việc cho phép các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam hay thành lập ngân hàng liên doanh với ngân hàng Việt Nam. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quy chế hoạt động ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (Nghị định 189/ HĐBT ngày 15/06/1991). Quy chế này là văn bản pháp lý

đầu tiên thể hiện sự mở cửa, hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng. Từ đo

đến nay, tại Việt Nam đã có 4 ngân hàng liên doanh, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chưa kể khoảng 50 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài) hoạt động với thị phần khá khiêm tốn, chiếm khoảng 20% trong nước. Rõ ràng, nếu so các con số này với các nước trong khu vực thì có thể nói độ

Lưu Phương Lan - A1CN9 58

mở cửa thanh toán quốc tế hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn này còn khá khiêm tốn. Nhưng, với sự ra đời của hiệp định thương mại Việt - Mỹ trong năm qua và sự kiện gia nhập WTO trong thời sắp tới thì chỉ số mở

cửa này chắc chắn sẽ vượt xa con số bây giờ.

Mức độ hội nhập về hoạt động ngân hàng của một quốc gia không những phụ thuộc vào ý chí chủ quan (luật pháp) của một nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực của các khu vực kinh tế trong nước (nhất là khu vực tài chính ngân hàng), đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Điều đó giải thích tại sao tình hình hội nhập cũng như bước đi, lộ

trình hội nhập của mỗi quốc gia trên thế giới là rất khác nhau. Duy chỉ có một

điều là sự nỗ lực thích ứng với xu thế hội nhập đó của các quốc gia là giống nhau trên toàn thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi các chính sách, các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp cho hệ thống ngân hàng nói riêng, cụ thể ởđây là giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn phải bám sát và phù hợp với xu thế tất yếu nói trên. Có như vậy, chúng ta mới luôn chủ động đối phó được với các thách thức mà xu thếđặt ra. Nói tóm lại, chúng ta cần xây dựng các giải pháp mang tính ổn định chiến lược sao cho khi quá trình hội nhập ngân hàng thực sự phát triển thì các giải pháp đó vẫn giữ nguyên giá trị.

Để thoả mãn được yêu cầu trên thì điều kiện tiên quyết là các giải pháp

đề ra là phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

1.1. Các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn do hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cần phải cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ quản lý và phục vụ của những cơ quan hữu quan đặc biệt là các ban ngành có tác động mạnh đến ngoại thương mà trong đó ngân hàng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng cần phải tự trang bị các thiết bị hiện

Lưu Phương Lan - A1CN9 59

thế giới đồng thời chú ý đến trình độ thực tế Việt Nam để có những cải tiến hợp lý. Tuy nhiên, không phải vì bảo vệ quyền lợi của khách hàng mà ngân hàng vi phạm các tập quán buôn bán quốc tế, làm ảnh hưởng tới uy tín của mình trên trường thế giới. Vì vậy càng đòi hỏi các đề xuất phải phù hợp với các thông lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vươn ra tầm thế giới. Bởi vậy, các văn bản pháp lý và thông lệ quốc tế vẫn là những căn cứ cơ bản chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ này. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các ngân hàng thực hiện. UCP 500 thể hiện đầy đủ

thông lệ và tập quán quốc tế và được các ngân hàng thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là các giao dịch trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng - người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật pháp quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý quốc tế và quốc gia. Luật quốc gia ra đời đã hỗ trợ, bổ sung cho các văn bản quốc tế khi áp dụng vào

điều kiện cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, UCP 500 là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ có giá trị trong một nước. Chính vì thế

mà các giải pháp kiến nghị được cụ thể hoá thành luật cũng cần phải tôn trọng tiêu chí trên.

1.2. Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Qua nghiên cứu lý luận về thanh toán quốc tế, chúng ta thấy rõ vai trò của ngân hàng trong quá trình này là vừa làm trung gian thu hộ tiền, thực hiện tiến hành chi trả theo lệnh vừa đảm bảo cam kết sẽ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Khi ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì buộc ngân hàng phải cải tiến mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu đa dạng phong phú của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thông qua đó góp phần thúc

Lưu Phương Lan - A1CN9 60

Một quan điểm nữa cũng cần phải lưu ý là các giải pháp đưa ra cần nhằm vào phục vụ yêu cầu của những người xuất nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các giải pháp đưa ra đòi hỏi phải vừa hạn chế được rủi ro vừa đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu. Khi đó, có thể rủi ro giảm nhưng đi cùng với nó là kim ngạch thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ giảm theo.

1.3. Phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

Đây là quan điểm mà nhiều khi chúng ta đã bỏ quên khi đưa ra các giải pháp nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng đây chính là nguyên tắc then chốt bởi nó chính là yếu tố đem đến sức sống, thực tiễn hoá các giải pháp mà chúng ta

đưa ra. Nói cách khác, tính khả thi của các đề xuất hay giải pháp nêu ra phụ

thuộc vào mức độ tôn trọng nguyên tắc này. Hiện nay, có hàng nghìn công trình nghiên cứu, hàng nghìn giải pháp kiến nghị đã ra đời nhưng vẫn chỉ là những trang giấy bởi những công trình đó đã xa rời nguyên tắc này, gây lãng phí không biết bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của mà đáng lẽ ra có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm được những việc hữu ích hơn.

Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định rằng dù bất cứ giải pháp kiến nghị

nào, vì mục đích gì cũng phải luôn gắn liền với tình hình thực tế mà nó được áp dụng. Cụ thể là nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, khả năng tài chính cũng như nguồn nhân lực, vật lực... của nước đó sao cho hiệu quả áp dụng là lớn nhất.

2. Định hướng hot động ca SGDI - Ngân hàng ĐT & PT Vit Nam

2.1 Định hướng hoạt động chung.

Trong thời gian tới, để tiếp tục phấn đấu là một chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, SGDI đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

Lưu Phương Lan - A1CN9 61

- Tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 20 đến 22%, khuyến khích tăng các nguồn vốn có lãi suất huy động thấp, nhằm hạ thấp lãi suất bình quân

đầu vào của Sở.

- Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế từ 15 đến 16%. Trong đó nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn từ 20% lên 25% trên tổng dư nợ. Tiếp tục tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Phấn đấu giảm dư nợ quá hạn xuống dưới 5% trên tổng dư nợ.

- Đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ đã có, tiến hành đưa các sản phẩm mới vào hoạt động.

- Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư trang thiết bị mới có trọng điểm vào những vị trí cần thiết, nâng cấp hệ thống máy tính.

- Mở rộng các hoạt động đầu tư trên thị trường tiền tệ cả bằng đồng bản tệ và ngoại tệ. Sử dụng linh hoạt nguồn vốn khả dụng và tránh ứđọng vốn. - Tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực dân cư có hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, hướng mở rộng địa bàn ra các khu lân cận, ngoại vi nơi có các khu công nghiệp của thành phố.

- Tiếp tục mở rộng và triển khai công tác kinh doanh ngoại tệ, tăng nguồn thu nhập về kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo cung ứng đủ nguồn ngoại tệ

cho nhu cầu của khách hàng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài.

2.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương

thức thư tín dụng tại SGDI Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Xác định phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C vẫn là phương thức chủ đạo và đóng góp phí nhiều nhất vào tổng phí trong thanh toán quốc tế tại SGDI nên trong thời gian sắp tới Sở sẽ tiếp tục triển khai nghiệp vụ này theo hướng sau:

Lưu Phương Lan - A1CN9 62

- Phấn đấu tăng tỷ lệ thu dịch vụ phí thanh toán L/C trong tổng phí dịch vụ của Sở.

- Nâng cao chất lượng và độ an toàn của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C.

- Tiếp tục tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C, trong đó tập trung đẩy mạnh thanh toán L/C xuất khẩu nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ.

- Phát triển có trọng điểm bảo lãnh L/C trả chậm dài hạn để nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Nghiên cứu phát triển và mở rộng các loại hình L/C trả ngay để đáp

ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường tiếp thị mở rộng mạng lưới khách hàng nhất là khách hàng xuất khẩu.

Nói chung, trong tương lai, SGDI sẽ vẫn phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và bằng phương thức L/C nói riêng theo chiều hướng tăng cả về chất lượng và số lượng. Để có thể hoàn thành được những mục tiêu này, SGDI cần phải đẩy mạnh áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 58 - 63)