Những giải pháp tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 63 - 66)

II. Những giải pháp chủ yếu

1.Những giải pháp tầm vĩ mô

1.1. Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Đã và đang bước vào nền kinh tế thị trường và hoà nhập mậu dịch thế

giới, hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động ngân hàng Việt Nam nói riêng luôn sôi động và phát triển, đặc biệt là thanh toán tín dụng chứng từ. Nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp.

Điều này đòi hỏi có sự phán xét công minh của các cơ quan pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Lưu Phương Lan - A1CN9 63

Trong bối cảnh một nước với hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ và liên tục sửa đổi như ở Việt Nam thì các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ

mặc dù họ cũng đã tìm mọi cách tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, việc cụ thể

hoá các quy chế, ban hành văn bản hướng dẫn về giao dịch này là cần thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bộ ngành có liên quan như Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam nên cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các bên hữu quan nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành và sau này là áp dụng, thi hành các điều luật đó.

Nói đến hành lang pháp lý hay các văn bản luật điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ không có nghĩa là chỉ một văn bản cụ thể quy định hướng dẫn đơn thuần về nghiệp vụ này mà còn bao gồm rộng hơn các văn bản luật

điều chỉnh các lĩnh vực liên quan hoặc hỗ trợ với nó như quy chế quản lý ngoại hối hay việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu... Vì vậy cũng cần phải quan tâm đến những quy định này, đảm bảo phù hợp và tạo điều kiện cho công tác thanh toán tín dụng chứng từ.

1.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Khoa học kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện nay đã được coi là một nhân tố không thể thiếu trong đầu vào của các doanh nghiệp, nói rộng ra là các ngàng sản xuất, dịch vụ. Công nghệ đã dần dần thay thế sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả năng suất làm việc, an toàn, chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm.

Cũng giống như các tổ chức lợi nhuận khác, ngành ngân hàng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của kỹ thuật công nghệ và cũng đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, cùng với sự khó khăn của đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành khoa học kỹ thuật công nghệở nước ta đặc biệt là công nghệ ngân hàng còn có một

Lưu Phương Lan - A1CN9 64

khoảng cách khá xa so với mặt bằng thế giới. Để có thể thích ứng được với xu hướng phát triển của các ngân hàng trên thế giới là gắn chặt các sản phẩm của ngân hàng với công nghệ tin học hiện đại thì ngành ngân hàng Việt Nam mà

đi đầu là Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải có kế hoạch hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo hướng hoà nhập với cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, không nên cứng nhắc đưa mô hình khoa học công nghệ ngân hàng của các nước khác vào áp dụng mà quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phải

đáp ứng được những vấn đề sau: Đưa ra được các công cụ thanh toán thích hợp; xác định kiến trúc thanh toán thích hợp nhất sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế ở Việt Nam đồng thời cũng là yếu tố kích thích cho kinh tế Việt Nam phát triển. Và đặc biệt cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải mang tính hiện đại và có thể sử dụng lâu dài, tránh lạc hậu.

1.3. Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện cho thị trường hối đoái Việt Nam ngày càng phát triển. kiện cho thị trường hối đoái Việt Nam ngày càng phát triển.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo thuận lợi cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện tốt hơn. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Nhằm hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam, chúng ta cần thực hiện ngay các hình thức giao dịch như: đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường; đa dạng hoá các hình thức giao dịch như: mua bán trao ngay (spot), mua bán kỳ hạn (forward), quyền chọn (option)...; mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như

ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới... nhằm tạo cho thị trường hoạt động sát với tỷ giá thực tế. Ngoài ra, giải pháp này

Lưu Phương Lan - A1CN9 65

cũng chính là giải pháp giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cho hoạt động thanh toán quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 63 - 66)