Kiến nghị đối với Nhà nước và các ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 74 - 76)

II. Những giải pháp chủ yếu

3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các ngành có liên quan

2. Những giải pháp tầm vi mô

3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các ngành có liên quan

Kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế

quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả

kinh tế vô cùng khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tốc độ

tăng trưởng cao được duy trì trong một thời gian dài bất chấp cả ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các cơ sở hạ tầng kiên tục được đổi mới hiện đại hơn và gần đây, Việt Nam đã được bầu chọn là một trong những nước có môi trường đầu tư an toàn nhất. Điều này đã làm cho khối lượng đầu tư nước ngoài vào nước ta tăng mạnh, giúp Việt Nam dần tạo được vị thế trên khu vực. Để có được những thành quả to lớn như vậy, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước chiếm vị trí hết sức quan trọng và ngày càng được khẳng định.

Ngày nay, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ đã và đang đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức to lớn. Lúc này bàn tay định hướng của Nhà nước lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết nhằm đưa đất nước vững bước vào thiên niên kỷ mới. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng rất cần đến những chính sách trực tiếp cũng như các chính sách hỗ trợ phù hợp để ngày càng phát triển và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng, cho các đơn vị xuất nhập khẩu, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Để

cụ thể hóa và tạo nền tảng cho các chính sách đó, Nhà nước cần:

a. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương L/C.

Thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước những năm gần đây đã tăng lên cả về khối lượng và chất lượng. Tuy nhiên, các tranh chấp về thanh toán cũng phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đòi hỏi hệ thống luật pháp

Lưu Phương Lan - A1CN9 74

Việt Nam phải được cải tiến để có thể giải quyết công minh các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi không chỉ của nhà xuất khẩu trong nước mà còn cho cả hệ

thống ngân hàng. Để giúp các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý, Chính phủ nên khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Chính phủ có thể ban hành một nghịđịnh về thanh toán quốc tế đề cập đến quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với tíon dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm. quyền lợi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C, mối quan hệ này cũng cần

được pháp lý hóa trên cơ sở luật quốc gia. Để tạo lập hành lang pháp lý của giao dịch này giữa ngân hàng và khách hàng, cần ký kết thoả thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản. Những văn bản này rất cần thiết không chỉđối với ngân hàng mà còn làm cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch thanh toán. Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa vào thông lệ quốc tế mag xét xử các vụ kiện phát sing tại Việt Nam, vì UCP không thể thay thế luật quốc gia.

b. Sự phối hợp với các ban ngành có liên quan

Các giải pháp trên có mang lại hiệu quả cao hay không tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là phụ thuộc vào các cơ quan hữu quan chuyên trách quản lý các lĩnh vực khác có liên quan mật thiết tới công tác thanh toán quốc tế như Bộ thương mại, Hải quan... Các cơ quan này

được coi như là mắt xích trong một dây chuyền khép kín của quá trình thực tiễn hóa các giải pháp. Điều cần thiết là họ nên tạo điều kiện, tránh tư tưởng cục bộ, phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại sao cho quá trình thanh toán cũng như việc giải quyết hậu quả rủi ro diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng nên tự ý thức được trách nhiệm của mình sao cho thực hiện đúng, đầy đủ các quy

Lưu Phương Lan - A1CN9 75

cập, hiện nay trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn ở mức thấp, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chiến lược đào tạo các cán bộ vững vàng về chuyên môn, dày dạn về kinh nghiệm, am hiểu thương mại, pháp luật quốc tế bằng cách cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ nhằm cập nhật các kiến thức mới một cách thường xuyên về cả lĩnh vực ngoại thương và thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C để có thể trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Có các chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ có năng lực. Đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ các cán bộ giỏi, khuyến khích họ trau dồi kiến thức, hoàn thành trách nhiệm, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết, chỉ dẫn về thực hiện các điều khoản của L/C với ngân hàng. Khi có xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục triệt để chữ không nên "khoán trắng", quy toàn bộ trách nhiệm cho ngân hàng. Nếu thực hiện được

điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán tín dụng chứng từ cũng sẽ được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 74 - 76)