II. Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
1. Khái quát về tình hình thanh toán quốc tế tại SGD
Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã có sự phát triển khá hơn so với những năm trước do sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malayxia... là những nước có quan hệ nhiều với Việt Nam và do các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước đã thâm nhập được vào một số
thị trường mới tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu càng thêm phát triển. Cụ thể là những năm 1999, xuất khẩu đạt 11,52 tỷ USD tăng 23,1% so với năm 1998 trong khi đó nhập khẩu đạt 11,63 tỷ USD khiến cho thâm hụt thương mại chỉ còn 113 triệu USD - mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Cùng với sự phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng
Lưu Phương Lan - A1CN9 34
của Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng từng bước phát triển vững chắc.
Do có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động lại biết sử dụng các biện pháp thu hút khách hàng hợp lý, cố gắng chủ động về ngoại tệ và không ngừng mở
rộng mối quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng uy tín trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng thanh toán và giảm chi phí nên trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Sở giao dịch I đã đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định và nhanh chóng.
Bảng 1. Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu qua Sở giao dịch I trong những năm gần đây Đơn vị: 1.000 USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doan h số 35.000 43.952 50.523 43.107 77.506 470.000 550.000 680.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam các năm từ 1995 đến 2002)
Qua bảng trên ta thấy, năm 1995 tổng doanh số trong hoạt động thanh toán quốc tế qua SGDI chỉ là 35 triệu USD nhưng đến năm 2002, con số này
đã lên tới 680 triệu USD, tăng gần 20 lần trong vòng 7 năm. Đây là một thành quả đáng khích lệ của SGDI vì trong khi tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị
trường và những hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực gây ra, tốc độ
tăng trưởng của SGDI vẫn đạt được ở mức cao. Kết quả này có được là do nhu cầu tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ trong xu thế mở cửa của nước ta trong những năm gần đây và đặc biệt là do sự nhạy bén trong việc đáp ứng nhu cầu này của bản thân SGDI. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của SGDI cũng không thể tránh khỏi những lúc thăng
Lưu Phương Lan - A1CN9 35
trầm. Năm 1998, tổng doanh thu bị sụt giảm tới 7,416 triệu USD tương ứng với 15% so với năm 1997. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do sự
suy thoái kinh tế Châu Á đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế khu vực và làm suy giảm hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 1999, tổng doanh số thanh toán quốc tế của SGDI không những đã được thực sự phục hồi mà còn bước vào giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, năm sau cao năm trước tới hơn 100 triệu USD. Điều này cho thấy SGDI đã gây dựng được uy tín lớn với khách hàng trong mảng hoạt động này.
Thành công càng được khẳng định hơn vào năm 2002 khi mà kim ngạch thanh toán lên tới 680 triệu USD, tăng 23,64% so với năm 2001 đóng góp một phần không nhỏ cho kim ngạch toàn hệ thống. Như vậy, đối với SGDI thì thanh toán quốc tế vẫn là một hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng và cần được cải tiến chất lượng thưòng xuyên nhằm đạt được những thành quả cao hơn trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi SGDI tăng cường những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu phát triển cân đối và toàn diện.
Bảng số liệu 2 sẽ giúp chúng chúng ta có được cái nhìn cụ thể hơn về
tình hình thanh toán xuất khẩu cũng như nhập khẩu tại SGDI - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong những năm qua.
Bảng 2. Doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu tại SGDI - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong những năm qua.
Đơn vị: 1.000 USD 2001 2002 Nghiệp vụ Số món Số tiền Số món Số tiền 2002/2001 L/C nhập 850 195.000 1.200 290.000 148,72 % L/C xuất 550 35.000 800 75.000 214,28 %
Lưu Phương Lan - A1CN9 36
Nhờ thu 250 75.000 300 122.000 162,67 % Chuyển tiền 750 245.000 1.800 193.000 78,77 %
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhậu khẩu tại Sở giao dịch I năm 2001 - 2002).
Nói chung, các nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế của SGDI
đều tăng lên cả về số món lẫn số tiền.
Điển hình là hoạt động chuyển tiền, các năm về trước hầu như chỉ có chuyển tiền đi thì đến năm 2002 đã có chuyển tiền đến làm cho doanh số của nghiệp vụ này đã giảm so với năm trước 21,23 %. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có mối quan hệ xuất nhập khẩu với bạn hàng tín nhiệm thì đối với những hợp đồng giá trị nhỏ cũng được chuyển sang phương thức chuyển tiền với điều kiện chuyển tiền sau khi nhận hàng.
SGDI còn thực hiện chuyển tiền VND cho nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thông qua mạng lưới chi nháng rộng lớn tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và hệ thống thanh toán tập trung an toàn và tiện lợi của hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Dịch vụ
chuyển tiền VND góp phần làm phong phú thêm hoạt động thanh toán của SGDI và tăng cường quan hệ hợp tác với ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Nghiệp vụ nhờ thu cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Dù đây là phương thức không được sử dụng nhiều do hay phát sinh rủi ro nhưng doanh thu nhờ thu vẫn tăng đều. Năm 2002 đã tăng hơn so với năm 2001 là 0,27 lần tương ứng với 62,67 % chứng tỏ SGDI đã gây được niềm tin lớn cho khách hàng.
Thanh toán bằng L/C cũng có những bước phát triển nhanh chóng, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 58,70% trong đó đặc biệt là L/C xuất (tăng gấp
Lưu Phương Lan - A1CN9 37
Để thấy được rõ nét hơn tỷ lệ thanh toán L/C trong tổng doanh số thanh toán quốc tế qua SGDI trong những năm 2000 đến 2003, chúng ta có thể khảo sát biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. Tổng doanh số TTQT và thanh toán L/C các năm qua
Đơn vị: 1.000 USD
20002000
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhậu khẩu tại Sở giao dịch I năm 2001 - 2002). 800.000 600.000 400.000 200.000 2000 2001 2002 TTQT TT bằng L/C ơ 680.000 550.000 470.000 365.000 230.000 166.000
Lưu Phương Lan - A1CN9 38
Nói chung, xác định được TTQT bằng L/C là nghiệp vụ chủ chốt và
đóng vai trò tích cực đến các mặt kinh doanh khác của SGDI nên Sở đã hết sức coi trọng việc phát triển nghiệp vụ này.
Bảng 3. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế trong SGDI
Đơn vị: 1.000 USD Năm Các phương thức 2000 2001 2002 L/C nhập khẩu 31,91 % 35,45 % 42,65 % L/C xuất khẩu 3,4 % 6,36 % 11,03 % Nhờ thu 9,31 % 13,64 % 17,94 % Chuyển tiền 55,38 % 44,55 % 28,38 %
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhậu khẩu tại Sở giao dịch I năm 2000 - 2001 - 2002).
Nhưng ta cũng thấy rằng tỷ lệ L/C nhập khẩu tại SGDI còn vượt xa tỷ
trọng L/C xuất khẩu, chiếm vị trí chủ đạo và phát triển mạnh mẽ trong các phương thức thanh toán quốc tế. Trong khi tỷ trọng của thanh toán xuất khẩu chỉ là 3,4% năm 2000, 6,36 % vào năm 2001 và tăng lên thành 11,03% vào năm 2002 thì tỷ trọng của thanh toán nhập khẩu đã là 31,91% năm 2000,
Lưu Phương Lan - A1CN9 39
35,45% năm 2001 và tăng lên 42,65% vào năm 2002 - tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định sự tăng trưởng của thanh toán L/C xuất nhập khẩu qua SGDI nhưng cũng cho thấy tình trạng mất cân đối về
nguồn ngoại tệ thanh toán. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng xuất khẩu song nghiệp vụ thanh toán L/C hàng XNK tại SGDI vẫn không ngừng phát triển.
Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu: số lượng và số tiền L/C phát hành, số lượng L/C nhập khẩu đã thanh toán và số tiền L/C xuất khẩu đã thông báo và thanh toán an toàn qua SGDI liên tục tăng qua các năm.
Bảng 4. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại SGDI
Đơn vị: 1.000 USD
L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu
Năm Phát hành Thanh toán Thông báo Thanh toán L/C T.tiền L/C T.tiền L/C T.tiền L/C T.tiền
2000 570 50.000 500 100.000 65 5.500 320 10.5002001 360 85.000 490 110.000 140 11.000 410 24.000 2001 360 85.000 490 110.000 140 11.000 410 24.000 2002 355 26.500 845 220.000 270 36.000 530 39.000
(Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - SGDI các năm 2000, 2001, 2002)
SGDI cần có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy cho thanh toán xuất khẩu được phát triển mạnh mẽ hơn, cân đối hơn phát huy hết tiềm năng vốn có của SGDI.
Lưu Phương Lan - A1CN9 40
Từ những kết quả trong hoạt động thanh toán quốc tế và L/C trong những năm qua tại SGDI ta tháy L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng nhất vào tổng doanh số thanh toán quốc tế. Vì vậy, phần lớn những tranh chấp hay rủi ro phát sinh trong thanh toán quốc tế tại SGDI đều rơi vào phương thức này.