Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 49 - 58)

II. Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.2.Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

2. Tình hình rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.2.Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung và rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, chúng ta cần hiểu đó không phải sự mất vốn mà nó còn được biểu hiện trên các nội dung khách như đọng vốn trong thanh toán. kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút... Các rủi ro này có thể phát sinh từ bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai

đoạn thanh toán trong đó rủi ro trong giai đoạn thanh toán là rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất đối với ngân hàng. Để có thể nắm được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với SGDI, chúng ta nghiên cứu tình hình biến động của các chỉ

tiêu sau:

Bảng 5. Dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Đơn vị: 1.000 USD

Lưu Phương Lan - A1CN9 49

L/C trả chậm trên 1 năm 0 0 5.000 L/C trả chậm dưới 1 năm 0 105.000 50.000

Chỉ tiêu L/C trả chậm thường phản ánh số L/C mà ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được. Vì vậy, thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể biết được mức độ mà ngân hàng đứng trước nguy cơ bị chiếm dụng vốn.

Đến nay, chưa có một quy định chặt chẽ nào về thẩm định các phương án mở

L/C nhập hàng trả chậm và khả năng trả nợ của người mở L/C, các thông tin về giá cả, chất lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm.... là vô cùng quan trọng đối với các cán bộ tín dụng làm xảy ra tình trạng:

- Mở L/C sau để trả nợ cho L/C trả chậm trước.

- Nhập dây chuyền máy móc nhưng khi vận hành lại không đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật chuyên môn nên hàng không đảm bảo chất lượng dẫn đến không tiêu thụ được hàng hoá, vì thế không có khă năng thanh toán, buộc ngân hàng phải trả thay.

- Dùng chính lô hàng trả chậm để thế chấp cho ngân hàng khi yêu cầu bảo lãnh thanh toán L/C trả chậm đó.

- L/C trả chậm là một hình thức vay nợ nước ngoài nhưng lại chưa có khung khống chế số dư nợ và biện pháp quản lý nợ vay.

- Nó còn là vấn đề nguồn ngoại tệ cho thanh toán nợ khi đến hạn, với một số lượng lớn của dư nợ L/C trả chậm thì nguồn ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu này có thể làm mất cân đối cung cầu nghiêm trọng.

Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng mở trước hết phải đàm phán, thương lượng với phía nước ngoài để xin gia hạn. Điều này vừa gây tốn kém chi phí và quan trọng hơn là nó làm giảm uy tín của ngân hàng. Nếu đối tác nước ngoài không

đồng ý, ngân hàng mở buộc phải đứng ra thanh toán thay cho khách hàng theo

Lưu Phương Lan - A1CN9 50

hàng số tiền đã thanh toán, rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng lúc này là mất vốn khi khách hàng bị phá sản, hoàn toàn không còn khả năng thanh toán.

Tuy là phương thức ưu việt nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thanh toán quốc tế song thanh toán tín dụng chứng từ vẫn không tránh khỏi việc gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Rủi ro tại SGDI rất đa dạng nhưng tựu chung lại đều bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng còn một số tồn tại như: căn cứ trả tiền duy nhất là bộ chứng từ nhưng nhiều khi bộ chứng từ không phù hợp, không thống nhất. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp, hiểu lầm giữa các ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng và cả hai bên xuất nhập khẩu. Ngân hàng tiến hành thanh toán dựa trên sự phù hợp về bề mặt của các chứng từ chứ

không dựa vào tình hình giao hàng thực tế và tính chân thực của bộ chứng từ.

Điều này đã và đang tạo ra kẽ hở cho việc thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng và người nhập khẩu. Ngoài ra, do có liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nên phương thức này đòi hỏi các bên tham gia

đặc biệt là thanh toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao.

Đối với L/C xuất khẩu, việc xác định tính chân thực của L/C thông qua mẫu chữ ký còn gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn tới việc thông báo phải một L/C giả hoặc chưa có hiệu lực. Điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng thông báo và thiệt hại cho nhà xuất khẩu khi đã giao hàng. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa một L/C cũng có thể làm cho thời gian thông báo bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ

thanh toán và gây đọng vốn cho các bên tham gia.

Đối với L/C nhập khẩu, khi ngân hàng thiếu ngoại tệ bán cho khách hàng hoặc bên nhập khẩu chưa muốn thanh toán thì trong vòng 7 ngày sau khi nhận được chứng từ, ngân hàng sẽ cố tình tìm ra những sai biệt dù là rất nhỏ để từ chối thanh toán, ảnh hưởng tới tốc độ thu hồi vốn của bên xuất khẩu thậm chí thua lỗ nếu giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng xấu.

Lưu Phương Lan - A1CN9 51

Thứ hai, sai sót từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại SGDI cũng như tại nhiều ngân hàng khác. Những sai sót đó hầu hết đều bắt nguồn từ trình độ yếu kém của khách hàng. Hiện nay, theo thống kê thì có tới 70% giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ. Thêm vào đó, khả năng hiểu biết về pháp luật quốc tế cũng như ngoại ngữ còn hạn chế dẫn tới việc chấp nhận các điều kiện hợp đồng bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Cũng vì sự yếu kém về nghiệp vụ mà khách hàng đã thực hiện không đúng quy định của L/C, lập những bộ chứng từ có cả

những sai sót nhỏ như lỗi chính tả, tên, địa chỉ, số lượng đến những sai sót lớn như thiếu chứng từ, chứng từ không thống nhất... làm cho tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa. Trong trường hợp này tưởng chừng rủi ro chỉ thuộc về người xuất khẩu nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của ngân hàng với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một rủi ro nữa xuất phát từ phía khách hàng là việc cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng đặc biệt là các đơn vị vay thanh toán L/C và L/C trả

chậm. Có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhận hàng trước khi nhận chứng từ giao qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng thời không khiếu nại gì về bộ chứng từ sai sót và uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Nhưng khi nhận hàng thì doanh nghiệp đã bội ước. Sự bội ước này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do bị thua lỗ, không tiêu thụ được hàng dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Trong vài năm trở lại đây, SGDI nói riêng cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đã chịu nhiều thiệt hại trong việc mở L/C nhập hàng và bảo lãnh cho một số doanh nghiệp mà sau đó doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ,

Lưu Phương Lan - A1CN9 52

mất khả năng thanh toán hoặc đang trong vòng tố tụng. Trong những trường hợp này, theo quy định của L/C, ngân hàng phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán. Vì vậy, để đảm bảo uy tín của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn đồng thời với việc chấp nhận rủi ro lớn là khả năng thu hồi vốn quá mong manh.

Thứ ba là do nguyên nhân từ phía ngân hàng. Tuy phần các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại SGDI xuát phát từ phía khách hàng nhưng ngân hàng đôi khi cũng gây nên rủi ro mà chính mình phải gánh chịu. Có thể

kể đến một số nguyên nhân sau:

- Thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán như trang bị máy vi tính cho từng thành viên, phát triển các phần mềm ứng dụng, đặc biệt là thực hiện thanh toán theo hệ thống thanh toán tập trung của toàn bộ hệ thống Ngân hàng

ĐT & PT Việt Nam, nối mạng SWIFT thanh toán quốc tế... Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn đang trong giai đoạn đầu ứng dụng nên vẫn chưa hoàn toàn

đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán và cập nhật các nghiệp vụ mới nảy sinh ngày càng tăng của SGDI. Đôi khi, việc truyền tin và nhận tin cũng như việc hạch toán còn trục trặc, gây chậm chễ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hoạt động thanh toán nói chung và hoạt đông thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

- Một vấn đề nữa cũng phải bàn đến là khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Do đó, việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết với ngân hàng hoặc tình hình tài chính không lành mạnh nhưng vẫn được thực hiện bảo lãnh. Các quy định an toàn trong ký quỹ đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ.

Lưu Phương Lan - A1CN9 53

Thậm chí, đối với các L/C thế chấp bằng chính lô hàng cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ ngân hàng khi hàng nhập về nên khi khách hàng đã bán và sử dụng tiền vào mục đích khác mà ngân hàng không phát hiện ra.

Thứ tư là vấn đề rủi ro đạo đức: đó là trưòng hợp cán bộ ngân hàng vì nể nang trong quan hệ với khách hàng hoặc vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm thông lệ thanh toán quốc tế hay các quy định trong quy trình thanh toán gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của ngân hàng.

Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý hoàn thiện để các ngân hàng thực hiện. UCP 500 thể hiện

đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các ngân hàng thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là giao dịch trong nước từ mối quan hệ giữa Ngân hàng - Người mở, Ngân hàng - Người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý quốc tế và quốc gia.

Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động này ở nước ta còn hẹp, bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật ngân hàng, nhưng đến tận bây giờ

chúng ta vẫn chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý nào để hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, chưa có văn bản pháp quy công nhận và hướng dẫn việc áp dụng UCP, URR, URC, Incoterms... Bởi vậy, rất khó cho các đối tác Việt Nam khi có sự khác biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế nếu có tranh chấp.

Ngoài ra, chính sách thương mại chưa ổn định cũng là vấn đề gây khó khăn lo lắng không chỉ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn cho cả

ngân hàng bảo vệ lợi ích của họ. Chính sách thương mại không ổn định khiến các doanh nghiệp sau khi đã ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài mặt hàng năm nay cho phép nhập thì đến năm sau lại không được phép nhập nữa, làm họ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Lưu Phương Lan - A1CN9 54

Biểu thuế cũng liên tục thay đổi làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp do gặp lỗ trong kinh doanh vì thuế thay đổi mà các doanh nghiệp lừng chừng trong việc thanh toán tiền cho đối tác, gây giảm sút uy tín cho ngân hàng phát hành.

Thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí lỡ mất cơ hội kinh doanh có các doanh nghiệp và ngân hàng. Các bộ ngành liên quan phối hợp chưa chặt chẽ

gây trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Cuối cùng, chính sách tỷ giá hối đoái cũng là nguyên nhân gây rủi ro: trong một thời gian dài (từ năm 1993 đến 1997) tỷ giá đồng USD so với VND là tương đối ổn định, và đây cũng là thời gian các doanh nghiệp Việt Nam ồ ạt mở L/C nhập hàng trả chậm của nước ngoài. Nhưng chỉ trong năm 1998, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần chủ động tiến hành điều chỉnh tỷ

giá hối đoái giữa USD và VND. Lần thứ nhất vào ngày 16/2/1998 nhằm nâng tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD (tăng 5,6%) với biên độ giao dịch là .10%; lần thứ hai vào ngày 7/8/1998 từ 11.800 VND/USD lên 12.998 VND/USD (tăng 16,3% so với trước ngày 16/2/1998) với biên độ giao dịch thu hẹp xuống .7%. Tuy đây là những điều chỉnh cần thiết đối với nền kinh tế, song sự tăng đột biến này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mở L/C mua hàng trả chậm nước ngoài vì tiền hàng thu được là VND, khi đến hạn thanh toán mới chuyển đổi ra USD để thanh toán với nhà xuất khẩu nước ngoài. Do đó, rủi ro ngoại hối trong thời kỳ này là không thể tránh khỏi.

Đây cũng là khó khăn chung của toàn hệ thống Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam trong giai đoạn đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho VND hai lần sụt giá mạnh với USD và nguồn ngoại tệ

Lưu Phương Lan - A1CN9 55

hàng ĐT & PT TW chứ không thể tự kinh doanh kiếm nguồn vốn ngoại tệ

giảm giá nên giải quyết cho vay vốn bằng VND để mở L/C at sight, khi đến hạn lại không có ngoại tệ để chuyển đổi thanh toán như đã cam kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến quý III năm 1999, Chính phủ có quyết định 173 về kết hối ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, đồng thời tỷ giá có chiều hướng tăng lên và ổn

định hơn nên đã giảm bớt được rủi ro ngoại hối trên. Tuy nhiên, việc kết hối ngoại tệ và chế độ thắt chặt quản lý ngoại hối có thể làm mất tính chủ động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thanh toán và hạch toán kinh tế. Thêm vào đó, quy định của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam chỉ cho phép các chi nhánh giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 500.000 USD dường như chưa

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam" pdf (Trang 49 - 58)