03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại)
Thời kỳ từ năm 1954 cho đến giữa thập kỷ 80, nền nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam tồn tại dưới hai hình thợc sản xuất chủ yếu, đó là nông trường quốc doanh và hợp tác xã. Hai hình thợc này dựa trên chế độ sỏ hữu toàn dân và sở hữu tập thể, với cách thợc quản lý được thực hiện theo cơ chế tập trung, kế hoạch hoa trực tiếp. Kinh tế hộ nông dân trở thành hình thợc kinh tế phụ, người nông dân có rất ít quyền tự chủ, chợc năng tổ chợc sản xuất của các hộ bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của mảnh đất 5%, chủ yếu sản xuất ra để tự cung cấp cho gia đình họ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chế độ hợp tác xã kiểu cũ tuy có mặt tích cực trong việc huy động sợc người, sợc của cho cuộc kháng chiến, nhưng những mặt tiêu cực do nó gây ra cho sản xuất nông nghiệp là không nhỏ, động lực sản xuất của người nông dân bị triệt tiêu, tính năng động trong sản xuất bị hạn chế làm cho đời sống của họ cũng như toàn bộ xã hội nông thôn bị trì trệ.
Nhận thấy sự cấp thiết cần phải đổi mới cơ chế sản xuất nông nghiệp, tháng Ì năm 1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị 100, thực hiện chế độ khoán tới nhóm và người lao động. Nhờ đó người nông dân đã bắt đầu quan tâm đến ruộng đồng, họ đầu tư thêm sợc lao động, vật tư trên mảnh ruộng được giao khoán, làm tăng năng suất lao động rõ rệt. Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trên thực tế đã nảy sinh những hiện tượng bất ổn: Có nơi khoán trắng cho xã viên; mợc khoán ở một số địa phương quá cao, vượt quá khả năng chịu đựng của bà con nông dân; tình hình khê đọng thuế xảy ra khá phổ biến; người nông dân sinh ra chán nản, nhiều nơi
nông dân trả lại ruộng đất xấu cho hợp tác xã, chỉ nhận những ruộng đất tốt đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình mình.
Sau Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, một tác nhân khác đã thực sự "làm thay da đổi thịt" nền sản xuất nông nghiệp ẳ nước ta, đó chính là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 04 năm 1988), Nghị quyết này có hai n ộ i dung quan trọng: (i) khẳng định quyền tự chủ kinh doanh của các hộ nông dân trong nền sản xuất hàng hoa nhiều thành phần và (ri) chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho các hộ nông dân. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đã xác định các biện pháp khác như xoa bỏ chế độ thu mua lương thực, mẳ rộng trao đổi hàng hoa. Những quyết sách đúng này đã làm cho kinh tế hộ nông dân từ chỗ là kinh t ế phụ trẳ thành kinh t ế chính, trẳ thành lực lượng nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển, đạt tốc độ tăng trưẳng cao liên tục trong hơn 15 năm qua.
Tiếp theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, sự ra đời của Luật Đấ t đai (1993) cũng đã có những ảnh hưẳng tích cực đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Luật này đã chính thức thể chế hoa việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân cùng với các quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa k ế và thế chấp- tức là đã thực sự chuyển giao m ô n g đất cho nông dân với tư cách là những người trực tiếp sản xuất. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của kinh tế trang trại gia đình ẳ Việt Nam. Cùng với Nghị quyết l o và Luật Đấ t đai, các chính sách thuế, tín dụng, khuyến nông, c h ế biến và tiêu thụ nông sản cũng đã tạo thêm những điều kiện thuận l ợ i để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các trang trại. Diễn biến trên không chỉ xuất hiện ẳ những vùng đã quen sản xuất hàng hoa m à cả ẳ những vùng vốn chỉ quen sản xuất tự cấp, tự túc. V ớ i những tác động tích cực đó, tỷ suất hàng hoa được nâng lên không chỉ ẳ những nơi có bình quân ruộng đất cao m à cả ẳ những nơi đất chật người đông, đem lại sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây.