Tăng cường nguồn vốn cho trang trạ

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 78 - 83)

Về vấn đề tạo nguồn vốn cho trang trại, Chính phủ đã xác định: chính sách vốn cho các trang trại phải được thực hiện trên cơ sở xã hội hoa cho việc cung ứng vốn cho trang trại, khuyến khích m ọ i thành phần kinh tế bỏ vốn đầu

tư. Trong những năm trước mắt, vốn cho các trang trại vẫn phải dựa chủ yếu vào

vốn tín dụng ngân hàng.

Để mở rộng việc cho vay tới các hộ nông dân, đặc biệt để k h u y ế n khích phát triển kinh t ế trang trại, ngân hàng cần phải đổi m ớ i hoạt động của mình sao cho phù hợp với thực tiễn nền nông nghiệp nước ta. K h i cho các trang trại vay vốn, nên căn cứ vào giá trị sị dụng đất đai của trang trại và dự án đầu tư khả thi để cấp vốn tín dụng cho họ cao hơn mức cho vay đối với hộ thông thường. Tín dụng cho trang trại vay phải tính đến chu kỳ kinh doanh, thường phải là tín dụng trung và dài hạn tuy từng trang trại và áp dụng lãi suất hợp lý trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, hệ thống ngân hàng thương

mại cần có chính sách tăng cường huy động vốn trung và dài hạn mới có khả

năng mở rộng cho trang trại vay, đồng thời tiến hành cải cách các thủ tục cho nông dân vay theo hướng đơn giản.

Để đảm bảo lượng vốn vay của từng trang trại phù hợp với quy m ô sản xuất, yêu cầu của từng loại cây trồng vật nuôi và nhu cầu sẩ dụng vốn, Nhà nước nên thực hiện cơ chế cho các chủ vay theo dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế đó tạo điều kiện đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các trang trại. Cần có chính sách ưu tiên về vốn vay đối với các trang trại chăn nuôi để khuyên khích họ chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang chăn nuôi nhiều hơn.

Bên cạnh nguồn vốn ngân hàng, cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh t ế trang trại. Nguồn vốn này tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như thúy lợi, giao thông, điện... Các công trình này có vai trò quan trọng cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, nhưng nhu cầu xây dựng lại rất lớn, thì cần phải lựa chọn có trọng điểm, dứt điểm và kết hợp với sự đóng góp của các hộ nông dân theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"

Đố i với các nguồn vốn như vốn hỗ trợ phátt triển chính thức (ODA), vốn cho các chương trình nông nghiệp, vốn của các nước và các tổ chức quốc tế tài

trợ cho nông nghiệp, nên dành một tỷ lệ nhất định để ưu tiên đầu tư cho trang

trại.

Một nguồn vốn khác cũng rất đáng kể cần được khai thác là phát triển các quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ phần trong nông thôn. Tuy nhiên cần có những bước đi vững chắc nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.

Việc tăng thêm nguồn vốn cho trang trại còn có thể được khai thác bằng việc lập quỹ hỗ trợ phát triển trang trại từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng quỹ là rất cần thiết nhằm thực hiện hai mục tiêu căn bản là bảo lãnh cho các trang trại không đủ vốn kinh doanh được vay vốn và hỗ trợ trực tiếp cho các

được hình thành một phần từ ngân sách nhà nước, nhưng phần lớn phải được huy động từ xã hội và vay của các tổ chức tài chính quốc tế.

Ở các vùng sâu, vùng xa và vùng cao, đối với các hộ nông dân nghèo, hộ đổng bào dân tộc có nguyện vọng thiết tha, có ý chí và khả năng sản xuất quy m ô lớn, Nhà nước cần k h u y ế n khích họ bằng cách giao cho ngân hàng cho các hộ này vay vốn với lãi suất ưu đãi và ưu tiên giao đất ở nhạng địa bàn thuận lợi. Việc tạo ra nhạng điều kiện thuận lợi ban đầu sẽ giúp họ lập trang trại, trên cơ sở đó xây dựng các m ô hình sản xuất kinh doanh và hướng dãn các hộ nông dân trong vùng phát triển nông nghiệp theo hướng trang trại.

K h u y ế n khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm trang trại ở vùng đồi núi hoang hoa, ven biển, bằng các biện pháp như ưu tiên giao đất, miễn giảm thuế.

Bên cạnh các nguồn vốn trên đây, nên tạo điều kiện về mặt pháp lý cho việc hình thành trang trại cổ phần để thu hút nguồn vốn của xã hội. Hình thức thu hút vốn này sẽ cho phép hình thành nên các trang trại có quy m ô lớn và giúp cho trang trại chủ động được nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực cho trang trại

Phần lớn các chủ trang trại đều thiếu nhạng kiến thức chuyên môn, kiến thức về k i n h t ế thị trường, về tổ chức quản lý sản xuất, về pháp luật nên không ít người đã bị thất bại. Vì vậy việc nâng cao trình độ cho lao động trang trại là vấn đề cấp bách hiện nay.

Đối với các chủ trang trại, giải pháp cụ thể trong tình hình hiện nay là:

- Tổ chức lớp học v i tính cho một số chủ trang trại có nhu cầu và có khả năng tiếp thu k i ế n thức. V ớ i công cụ máy tính, các chủ trang trại có thể ngồi tại nhà cũng học tập nâng cao trình độ, truy cập các thông tin về giống cây trồng vật nuôi mới, công nghệ sản xuất mới, phương pháp chăm sóc hiện đại, công nghệ chế biến và bảo quản, tình hình thị trường vật tư và đầu ra nông sản, thậm

chí có thể lập trang \vebsite cho riêng trang trại để quảng bá sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế.

- Để góp phần giải quyết ngay những vấn đề cấp bách nẩy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cẩn tổ chức thật tốt công tác k h u y ế n nông. K h u y ế n nông là một hình thức cung cấp dịch vụ thông tin, truyền bá k i ế n thức và đào tạo tay nghề cho nông dân, giúp hợ có khả năng tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức k h u y ế n nông cần được xây dựng từ trung ương đến địa phương, tập hợp được nhiều ngành chuyên môn, nhiều cán bộ quản lý, kỹ thuật, kinh t ế và những nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm. Đi đôi với hệ thống k h u y ế n nông quốc gia, cần khuyến khích thành lập các tổ chức k h u y ế n nông tự nguyện do các nhà khoa hợc, các nhà kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân đứng ra tổ chức và hoạt động. Hoạt động k h u y ế n nông cần có nhiều hình thức như: xây dựng các m ô hình mẫu, các m ô hình trình diễn; tổ chức các cuộc h ộ i thảo khoa hợc; tổ chức cho các chủ trang trại đến tham quan và hợc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các câu lạc bộ; triển lãm thu hút rộng rãi nông dân tham gia; tổ chức các h ộ i nghị sơ kết, tổng kết, phát động thi đua, tuyển chợn những nông dân sản xuất giỏi... N ộ i dung k h u y ế n nông cần được đa dạng và gắn với yêu cầu của thị trường, cần chú trợng vào việc chuyển giao các kỹ thuật mới, chú ý đến công nghệ sinh hợc, các phương pháp quản lý trang trại, hướng dẫn các biện pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn...

- Thành lập trung tâm tư vấn các vấn đề về k i n h tế trang trại. Trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, các chủ trang trại luôn vấp phải những vấn đề khó khăn và h ợ thường giải quyết bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng các k i ế n thức khoa hợc, do đó hiệu quả thấp, thậm chí còn bị thất bại. Việc ra đời các trung tâm tư vấn sẽ góp phẩn quan trợng giúp chủ trang trại giải quyết những vấn đề cụ thể m à thực tiễn đặt ra như: lựa chợn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện địa lý, khí hậu, nông hoa, thổ nhưỡng cho từng vùng, từng trang trại; thiết k ế đúng kỹ thuật những trang trại lớn cho từng nhóm cây

phân bón, kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ cây trồng, kỹ thuật chế biến và bảo quản

- Nhà nước cần khuyên khích mỏ các trường, lớp đào tạo cho các chủ trang trại. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã có các trường trung học và dạy nghề về các ngành nông nghiệp, các trường quản lý nông nghiệp, một số nơi có các trường đại học đào tạo cán bộ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là các cơ sấ đào tạo, b ồ i dưỡng lực lượng lao động quản lý, kỹ thuật và trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình đào tạo, các cơ sấ đó đã có những kinh nghiệm nhất định về chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, cần có k ế hoạch khai thác t h ế mạnh về đào tạo của các cơ sấ này trong việc đào tạo cho các chủ trang trại. Cụ thể: nếu các trường do địa phương quản lý, các tỉnh cần giao nhiệm vụ và tạo diều kiện vật chất, pháp lý để họ đào tạo các chủ trang trại; nếu là các trường, trung tâm do trung ương quản lý, các tỉnh cẩn chủ động đặt hàng đào tạo, tổ chức lớp và phối hợp hoạt động để đào tạo đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức lớp nên gắn với cơ sấ, tốt nhất là theo từng huyện hoặc theo cụm xã, nhất là ấ các tỉnh trung du, m i ề n núi để tạo điều kiện thuận l ợ i về sinh hoạt ăn, ấ, cho người học đồng thời họ không bị gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh.

Cùng với việc đào tạo cho các chủ trang trại, cần có chương trình đào tạo nghề cho các lao động trong trang trại, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. Hiện nay, những thành viên trong độ tuổi lao động của trang trại hầu như chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn, chất lượng lao động thấp. Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi việc đào tạo bằng cấp chuyên m ô n cho lao động trang trại là khó và chưa thật cấp thiết, nhưng nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất cho họ là cần thiết. Việc đào tạo nâng cao trình độ sản xuất cho lao động của trang trại chủ y ế u dựa vào các tổ chức quần chúng (Đoàn thanh niên, H ộ i Phụ nữ, H ộ i Nông dân, H ộ i Cựu chiến binh...) và các tổ chức k h u y ế n nông cơ sấ. Cần phát huy vai trò của những lao động có tay nghề, có bằng cấp trong từng trang trại để nâng cao trình độ cho người lao động dưới hình thức truyền nghề.

Đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp hiện có từ n h i ề u nguồn như:

một số hộ có ít đất cho người khác thuê r ồ i tự nguyện đi làm thuê cho chính người thuê đất của mình để có thu nhập cao hơn; một số hộ bán đất, đi làm thuê

kiếm sống; bộ phận còn lại do gặp hoàn cảnh ố m đau, bị mất mùa... phải đi làm

thuê. Việc thuê m ướ n lao động ầ các trang trại trong thời gian qua được thực

hiện thông qua sự thoa thuận giữa chủ trang trại và lao động làm thuê, hầu hết

chưa thực hiện ký kết hợp đồng giữa hai bên. Cùng với sự phát triển của kinh t ế trang trại, lao động làm thuê cho trang trại sẽ tăng lên, vì vậy, cần phải ban hành quy chế sử dụng lao động đối với các trang trại để bảo đảm quền l ợ i hợp pháp và

nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Chính quyền địa

phương cần có biện pháp kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết những hành

vi không lành mạnh, v i phạm pháp luật trong việc sử dụng lao động của các chủ trang trại và những v i phạm của người lao động. Ở những địa phương thuê nhiều lao động, cần nghiên cứu để hình thành các tổ chức của những người làm thuê với mục đích k i ế m việc làm, nhằm bảo vệ l ợ i ích của những người làm thuê. Lao

động làm thuê trong các trang trại không chỉ là lao động giản đơn m à ngày càng đòi hỏi người lao động phải có tay nghề và kỹ thuật. Vì vậy, việc đào tạo, b ồ i

dưỡng tay nghề cho họ là hết sức cẩn thiết. N h à nước cẩn có chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo lực lượng lao động đó.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)