Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 73 - 78)

So với các nước có nền kinh tế phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp ở nước ta còn rất thấp, tính trung bình một người nông dân Việt Nam mới chỉ nuôi được từ 3 đến 4 người về lương thực, thực phẩm, trong k h i đó ở H à Lan nuôi được 120 người, ở M ỹ nuôi được 60 người.[9] Do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn nhịm phát triển nền nông nghiệp nước ta cảvề chiều rộng lẫn chiều sâu với tốc độ nhanh. Định hướng phát triển nông nghiệp nước ta trong những năm tới đã được Đạ i hội Đảng toàn quốc lần thứ I X khẳng định: "Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh t ế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoa chuyên canh phù hợp với t i ề m năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương, úng dụng nhanh chóng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ". Cụ thể định hướng phát triển của các ngành như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao.

- Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, cà phê chè, chè, hạt điều... Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tổ chức lại sản xuất, khuyên khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy m ô lớn; đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y; thức ăn chăn nuôi.

- Bảo vệ và phát triển rừng, tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng.

- Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thúy sản, xây dựng vùng nuôi trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế b i ế n chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trưủng.

Căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp trên đây, căn cứ vào các nghị định và thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (trong chương 2), có thể đề xuất những nội dung cơ bản của việc phát triển kinh t ế trang trại theo hướng công nghiệp hoa, hiện đại hoa ở nước ta trong những năm tới như sau:

Thứ nhất, phát triển trang trại ở tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thúy hải sản, trong đó trước mắt tập trung phát triển mạnh các trang trại sản xuất những mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh như: gạo, cao su, cà phê, chè, hạt điều, tôm... để tăng nhanh k i m ngạch xuất khẩu, tranh thủ được lợi t h ế so sánh. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các loại trang trại trồng rau, hoa, quả, nuôi lợn, bò, cừu, dê, cá sấu, rắn, ba ba... để chuẩn bị đẩy mạnh xuất khẩu các loại nông sản này trong những năm tới.

Thứ hai, cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại cần tổ chức theo hướng tập trung chuyên m ô n hoa, đồng thủi kết hợp với kinh doanh tổng hợp. Đây là cơ cấu sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay và phù hợp với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trưủng t h ế giới trong bối cảnh h ộ i nhập kinh t ế quốc tế. Bởi l ẽ , cơ cấu này một mặt tạo nên những vùng sản xuất lớn chuyên canh, mặt khác giúp cho trang trại tận dụng hết tiềm năng lao động, đất đai và hạn chế bót rủi ro cho trang trại k h i thị trưủng có biến động bất lợi.

Thứ ba, trang trại là nơi cung cấp chủ y ế u nông sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng hiện số lượng trang trại ở nước ta còn ít, do đó cần tăng thêm n h i ề u hơn số lượng trang trại trong đó chủ y ế u là trang trại gia đình. Bên cạnh đó, cần k h u y ế n khích sự ra đủi của các trang trại quy m ô lớn ở

các vùng trung du, m i ề n núi và những vùng có quỹ đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu cao. Những trang trại quy m ô lớn là những trang trại sử dụng công nghệ hiện đại và được tổ chức quản lý tiên tiến, sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh trang trên thị trường t h ế giới và là hạt nhân quan trọng góp phởn hiện đại hoa nền nông nghiệp nước ta.

Thứ tư, nâng cao trình độ phát triển kinh t ế trang trại ở nước ta theo hướng hiện đại, với những nội dung chủ yếu sau:

- Tăng cường việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin; đẩy mạnh cơ giới hoa, điện khí hoa, thúy lợi hoa, tạo ra bước ngoặt lớn về năng suất lao động. - Từng bước xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở những tỉnh và

thành phố có điều kiện, trước hết, tập trung vào những mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh cao như tôm sạch, hạt tiêu sạch, cao su, cà phê, hoa... để tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đởu tư trong nước và thu hút đởu tư trực tiếp nước ngoài. Đ ó là con đường nhanh chóng thực hiện công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Thứ năm, gắn phát triển kinh t ế trang trại với phát triển công nghiệp c h ế biến. M ố i quan hệ ở đây là các trang trại sản xuất ra sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, ngược lại, các doanh nghiệp sẽ là nơi chủ y ế u tiêu thụ sản phẩm cho trang trại và cũng chính là nhà đởu tư vốn, vật tư, công nghệ mới cho trang trại. M ố i liên kết này sẽ tạo ra sự thống nhất từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ sáu, gắn l i ề n sự phát triển kinh t ế trang trại với việc bảo vệ và phát triển nền nông nghiệp sinh thái nhằm tạo môi trường bền vững và ổn định cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Trong quá trình phát triển kinh t ế trang trại theo hướng công nghiệp hoa, hiện đại hoa, Nhà nước cởn tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường trong từng dự án đởu tư, từng quy hoạch, k ế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Á p dụng những công nghệ và quy trình sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

Thứ bảy, kết hợp hài hoa giữa phát triển kinh tế trang trại với giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của

người lao động, góp phần xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh.

3.2. Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo

hướng CNH, H Đ H nông nghiệp, nông thôn ứ nước ta

3.2.1. Những giải pháp vĩ mô tạo môi trường kinh doanh cho trang trại

3.2.1.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại

Thứ nhất, hoàn thiện và tổ chức tốt việc quy hoạch đất đai và quản lý chặt chẽ đất đai đã được giao

Quy hoạch đất đai là khâu quan trọng đầu tiên để thực hiện bố trí sản xuất theo hướng khai thác các lợi thế của vùng, trên cơ sứ đó các địa phương giao đất cho các tổ chức và đơn vị kinh tế. Việc quy hoạch đất đai sẽ giúp cho các chủ trang trại xác định cơ cấu sản xuất phù hợp với quy hoạch của vùng, khai thác có hiệu quả đất đai và các vùng còn hoang hoa m à theo kế hoạch sẽ được đưa vào sản xuất theo yêu cầu phát triển của kinh tế trang trại, tránh tình trạng khai thác đất bừa bãi, phá hoại môi trường sinh thái. Hiện nay, hầu hết các địa

phương đã có quy hoạch tổng thể đất đai, một số địa phương có quy hoạch chi tiết, nhưng theo yêu cầu chung của phát triển kinh tế, cũng như của phát triển kinh tế trang trại. Cần rà soát lại quy hoạch ứ từng địa phương, chỉnh lý cho phù hợp với yêu cầu mới của công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Bên cạnh việc hoàn thành quy hoạch, cần khẩn trương triển khai việc thực hiện quy hoạch. Hiện nay nhiều vùng đã có quy hoạch rất rõ ràng nhưng chính quyền ứ những nơi đó còn chưa tích cực nhanh chóng triển khai khiến cho việc thực hiện quy hoạch diên ra chậm chạp đã ảnh hưứng rất lớn đến sự phát triển cớ cấu kinh tế của địa phương.

Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với những đất đai đã giao cho các

đơn vị để sử dụng đất đúng mục đích, tránh trường hợp cho nông dân thuê lại hoặc tự ý bán đi, trong khi các trang trại lại rất cần có đất để mứ rộng quy m ô

sản xuất nhưng lại không được giao. Những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, Nhà nước phải có những biện pháp cứng rắn xử lý.

Thứ hai, k h u y ế n khích tập trung đất đai và nhanh chóng giao đất ở các vùng đất trống, đồi trịc, vùng đất hoang hoa để hình thành các trang trại có quy m ô lớn

Để phát triển kinh tế trang trại, các hộ nông dân phải tập trung ruộng đất đến quy m ô nhất định. Tuy nhiên việc tập trung ruộng đất có thể tác động đến những vấn đề xã hội trong địa phương làm xuất hiện tình trạng một số hộ nông dân không còn đất canh tác và không có việc làm ổn định k h i ế n cuộc sống của hị bấp bênh, đặc biệt những vùng có diện tích bình quân đầu người thấp như vùng đồng bằng, thì việc tập trung ruộng đất phải thận trịng. Các cấp chính quyền ở các địa phương phải có k ế hoạch và tiến trình hợp lý, phù hợp với việc chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề p h i nông nghiệp, tránh tình trạng một số hộ nông dân vì hoàn cảnh khó khăn buộc phải mất đất, đi đến chỗ thất nghiệp bị bần cùng hoa. Tuy nhiên, đối với một số địa phương có quỹ đất lớn thì nên k h u y ế n khích các trang trại tập trung đất đai lớn theo hướng k h u y ế n khích khai hoang các vùng hoang hoa. Đố i với những đất hoang hoa, đất trống, đồi núi trịc, bãi bồi ven sông, ven biển khó khai thác và sử dụng, những trang trại có nguyện vịng và có khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý thì cho hị nhận không thu thuế; đối với vùng đất tương đối thuận l ợ i trong khai thác và sử dụng, có khả năng cho hiệu quả cao và nhiều người cùng muốn nhận thì tổ chức đấu thầu. Trong quá trình sử dụng, nếu các chủ trang trại sử dụng có hiệu quả thì tiếp tục được kinh doanh, còn nếu sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả và làm cho đất bị suy thoái làm ảnh hưởng tới môi trường thì thu hồi lại đất. Đố i với vùng đất hoang hoa được khai phá đưa vào sản xuất nông nghiệp thì không nên đánh t h u ế phụ thu ít nhất l o năm, kể cả phần vượt hạn điền. N h à nước nên có quy định về mức hạn điền m ề m dẻo hơn đối với từng địa phương chứ không nên quy định mức hạn điền như nhau ở các địa phương.

Việc tập trung ruộng đất còn cần phải khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Tuy nhiên đây là vấn đ phức tạp liên quan đ l ợ i ích và tâm lý, tập

quán sản xuất của hàng triệu hộ nông dân và hàng trăm trang trại, không thể áp đặt m à phải có sự vận động thuyết phục nông dân tự nguyện, đồng thời phải có biện pháp cứng rắn và thích hợp đặc biệt là đảm bảo l ợ i ích cho nông dân.

Thứ ba, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sị dụng đất

Đố i với đất khai hoang phù hợp với quy định của pháp luật, cần tiến hành ngay việc cấp giấy chứng nhận quyền sị dụng đất để k h u y ế n khích các trang trại tiếp tục khai hoang. Đố i với đất chuyển nhượng, một mặt, Nhà nước cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ, mặt khác, để tạo sự ổn định, cần xị lý dứt điểm theo hướng chấp nhận thực trạng để cấp giấy chứng nhận đối với đất chưa cấp và sang tên cho chủ đất mới đối với đất đã cấp giấy cho chủ cũ. Đố i với đất nhận khoán, thầu của nông trường quốc doanh, hợp tác xã..., cần tuy theo từng trường hợp cụ thể. M ộ t số trường hợp có thể xị lý theo hướng chuyển cho chính quyền để giao hẳn cho trang trại nếu họ có yêu cầu, hoặc chuyển các nông, lâm trường thành các đơn vị c h ế biến và dịch vụ, còn các hộ công nhân của nông, lâm trường trở thành các chủ trang trại.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)