Giai đoạn từn ăm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 39 - 48)

Như trên đã phân tích, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại đã đem lại kết quả to lớn cho nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm qua. Chính vì vậy, ngày 2/2/2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết 03/2000 về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Nghị quyết này đã khẳng định kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ trong nông nghiệp, nông thôn nước ta và cốn được k h u y ế n khích phát triển mạnh ở khắp các vùng trong cả nước. Đây là cột mốc quan trọng để đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta phát triển lên một giai đoạn m ớ i - chủ động phát triển kinh tế trang trại nhằm từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao đời sống và ổn định việc làm cho người lao động. Sau nghị quyết này, các bộ, ngành có liên quan đã ra nhiều thông tư quan trọng để triển khai. Cụ thể là một số thông tư như:

Thông tư của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn số 61/2000/ TT/BNN-KH về hướng dẫn lập qui hoạch phát triển kinh tế trang trại. Mục đích của qui hoạch là phát triển kinh tế trang trại phù hợp với qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững; Khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động, vốn và các t i ề m năng kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoa có chất lượng và giá trị cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của nông dân; Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi là t h ế mạnh của m ỗ i vùng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng cơ sở hạ tống và dịch vụ phục vụ cho việc phát triển kinh t ế trang trại theo hướng thâm canh, đạt hiệu quả cao; Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm yêu cốu bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuất bền vũng.

Thông tư về việc hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại số 82/ 2000/TT- BTC quy định: Ư u đãi về đất; Ư u đãi về vốn đốu tư; Chính sách huy động vốn phát triển kinh tế trang trại để phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng cơ sở hạ tống, tham gia vào các dự án...

Những thông tư trên là cơ sở quan trọng thúc đẩy chuyển hướng phát triển kinh tế trang trại nước ta sang sản xuất chuyên canh quy m ô lớn và ngày càng hiện đại trong thời gian tới. Mặc dù thời gian tổ chức thực hiện nghị định và những thông tu trên mới đưủc gần 3 năm nhưng kinh tế trang trại đã có sự chuyển biến rõ nét. Số lưủng trang trại tăng rất nhanh, tính đến 1/10/2001 cả nước có 60.758 trang trại so với 55.852 trang trại năm 2000, tăng 8,78%[ TV Chủ]. Đã xuất hiện những trang trại có quy m ô rất lớn và hiện đại như công ty cổ phần Ì tháng 5 trồng rừng và chế biến lâm sản có diện tích trồng rừng là 1.400 ha, 200 người lao động với mức lương 600.000 đồng/ tháng và vốn lưu động đạt 1,5 tỷ.

Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề phải làm trong thời gian dài sắp tới thì kinh tế trang trại nước ta mới thực sự phát triển đạt trình độ hiện đại trong khu vực. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay để đánh giá chính xác những kết quả đã đạt đưủc và tìm hiểu những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại.

2.2. Thực trạng kinh tê trang trại ở nước ta hiện nay 2.2.1. Về sôi lưủng trang trại

Hiện nay chưa có số liệu chính thức về số lưủng trang trại ở nước ta do chưa có sự thống nhất về tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại. Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tỉnh tự thống kê và báo cáo thì hiện cả nước có 113.000 trang trại. Nhưng theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục thuế thì hiện cả nước có 60.758 trang trại.

Bảng 1: Sô lượng trang trại theo hướng kinh doanh năm 2001 Đ V T : Trang trại TT \ Loại hình tíang trại Vùng \ ^ lãnh thổ \ Tổng số Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trổng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại lãm nghiệp Trang trại nuôi trồng thúy sản Trang trại kinh doanh tổng hợp 1 Đồng bằng sóng Hồng 1.829 183 288 153 41 1.028 136 2 Đông Bắc 2.987 46 937 20 636 597 751 3 Tây Bắc 136 20 43 29 32 5 10 4 Bắc Trung Bộ 3.026 713 927 34 458 705 189 5 Nam Trung Bộ 2.909 843 412 118 127 1.297 112 6 Tây Nguyên 6.028 402 5.300 85 116 42 83 7 Đông Nam Bộ 12.703 1.802 8.019 1.136 121 1.191 434 8 Đổng bằng sông Cửu Long 31.140 17.789 688 187 99 12.086 291 Cả nước 60.758 21.798 16.614 1.762 1.630 16.951 2.006

Nguồn: Kết quả sơ bộ tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, H à N ộ i 4/ 2002

Qua số liệu trên ta thấy, kinh tế trang trại mới chỉ phát triển tập trung ờ một số vùng có điều kiện đất đai và mặt nước thuận lợi như: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,2% tổng trang trại cả nước, Đông Nam bộ chiếm 2 0 % , Tây Nguyên chiếm 9,9%. Các vùng khác mặc dù còn nhiều t i ề m năng về đất đai nhưng số lượng trang trại còn ít như: Đông Bắc chiếm 4 , 9 1 % , Tày Bắc chiếm 0,22%, Bắc Trung Bộ chiếm 4,98% , Nam Trung Bộ chiếm 4,78%.

Mặc dù trong những năm qua, số lượng trang trại ờ nước ta đã tăng khá nhanh nhưng so với các nước trên thế giới thời kỳ tiến hành công nghiệp hoa thì số lượng trang trại nước ta hiện nay còn rất ít. Chẳng hạn, ờ M ỹ năm 1950 có 5,648 triệu trang trại, ờ Pháp năm 1955 có 2,285 triệu trang trại, ờ Nhật Bản

năm 1950 có 6,176 triệu trang trại, ở Hàn Quốc năm 1953 có 2,249 triệu trang trại ởlnđônêxia năm 1993 có 18,56 triệu trang trại...

2.2.2. Về qui mô trang trại

2.2.2.1. Về đất đai

Nguồn gốc các loại đất để phát triển kinh tế trang trại rất đa dạng bao gồm đất được giao và đất chưa được giao trong đó đại bộ phận là đất đã được giao. Tính chung các trang trại điều tra*, quỹ đất được giao chiếm 71,83%, trong đó quỹ đất nông nghiệp được giao chiếm 74,83%, đất lâm nghiệp chiếm 77,5% và đất nuôi trồng thúy sản chiếm 42,34%. Quỹ đất chưa được giao, tính chung chiếm 28,17%, trong đó diện tích các trang trại nhận thầu của hợp tác xã và chính quyền xã chiếm 31,46%, các trang trại nhận chuyển nhượng đất chiếm 19,27%, nhận thầu của các nông, lâm trường chiếm 18,9%, các trang trại tự khai hoang chiếm 17,99%, nhận khoán của các chủ dự án chiếm 9,59%...[Ì 1]

Qui m ô đất trang trại ở nưừc ta còn nhỏ. Số trang trại có hưừng trồng trọt và nuôi trồng thủy sản có quy mô đất từ 5 ha trở lên chiếm 28,64%, trong đó một số tỉnh có quy mô này rất cao, như Bình Dương có 73,5% trang trại; Long An 56,76%; Thanh Hóa 48,67%. Ngược lại một số tỉnh qui m ô đất bình quân còn nhỏ dưừi 3 ha là Hà Nội có 63,27% trang trại, Quảng Ninh 64,79%, Sơn La 81,73%.

Qui mô bình quân của trang trại lâm nghiệp là 18,41 ha, trong đó qui m ô trang trại ở Nghệ An là 27,72 ha; Đồng Nai 18 ha; Yên Bái 16,12 ha; Thanh Hóa 14,97 ha. Nhìn chung qui mô đất của trang trại lâm nghiệp không lừn, có 70,24% trang trại có qui m ô dưừi 20 ha, số trang trại có qui m ô từ 20- 50 ha chiếm 23,96% và 5,78% trang trại có qui m ô trên 50 ha, trong đó tập trung ở Yên Bái có 4 trang trại vừi bình quân là 71,25 ha và Nghệ An có 3 trang trại vừi bình quân 123 ha.[9]

* Kết quả điều tra đề tài cấp Nhà nưừc giao cho trường đại học Kinh tế quốc dân chủ trì năm 1999

Thực tế sản xuất kinh doanh đã chỉ ra có m ố i liên hệ chạt chẽ giữa qui m ô sản xuất với doanh thu của các trang trại. X u hướng doanh thu bị giảm xuống khi quy m ô diện tích nuôi trồng tăng lên đến 5 ha và sau đó mức doanh thu lại có xu hướng tăng lên k h i quy m ô diện tích tăng trên 5 ha. Cụ thể, với diện tích từ 2 ha trọ xuống thì mức doanh thu bình quân là 71,391 triệu đồng, nếu quy m ô từ 2- 3 ha thì chỉ còn 66,257 triệu đổng, và xuống 51,056 triệu đồng đối với quy m ô 3- 5 ha. Nhưng nếu quy m ô từ 5-10 ha thì doanh thu bình quân tăng lên 63,938 triệu đồng và quy m ô trên l o ha thì mức doanh thu đạt 82,642 triệu đồng.

Về cơ cấu các loại đất của trang trại cũng rất đa dạng bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thúy sản, đất thổ cư. Theo kết quả điều tra thì hiện đất nông nghiệp chiếm 5 8 , 8 1 % ; đất lâm nghiệp chiếm 28,73%; đất nuôi trồng thúy sản chiếm 11,49%; đất thổ cư chiếm 0,97%.

Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của các trang trại điều tra, chủ yếu là đất cây lâu năm. V ớ i 58,81% diện tích đất nông nghiệp, có 44,6% diện tích đất trồng cây lâu năm, trong đó 5 tỉnh có tỷ trọng này rất cao (từ 71,39%- 96,14%) là Sơn La, Bình Dương, Đắc Lắc, Gia L a i và L â m Đồng. Tỷ trọng đất cây hàng năm tập trung ọ các tỉnh Long A n chiếm 8 7 , 3 1 % và N i n h Thuận 68,57%.

Trong cơ cấu đất lâm nghiệp, tỷ trọng đất lâm nghiệp tính bình quán chung chiếm 28,73%, trong đó đất rừng khoanh nuôi c h i ế m 7,45%, đất rừng trồng chiếm 17,92% và đất đồi trọc chiếm 3,36%. Y ê n Bái và Nghệ A n là hai tỉnh có tỷ trọng đất lâm nghiệp cao, trong đó tỷ trọng đất trồng rừng chiếm 49,27% và 3 2 , 4 2 % ọ Nghệ An.

Đất nuôi trồng thúy sản tập trung ọ Khánh Hòa c h i ế m 6 1 , 7 2 % tổng quy đất trang trại điều tra; Quảng Ninh 47,77%; Thanh Hóa 43,6%; H à N ộ i 32,35%;

CàMau28,57%.[ll]

N h ư vậy, qui m ô đất đai của trang trại ọ các vùng không giống nhau. Các trang trại H à Nội, Quảng Ninh có qui m ô đất đai nhỏ nhất (dưới 3 ha); các trang

Hoa- các trang trại có qui m ô lớn (trên 15 ha) tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Yên Bái. Nhìn chung, qui mô đất đai của các trang trại ở nước ta còn nhỏ. Hiện quỹ đất của các trang trại mới chủ yếu là đất được giao, quỹ đất trang trại do chuyển nhượng, đất khai hoang còn chưa nhiều.

2.2.2.2. Về vốn

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn sản xuất của trang trại hiện nay không nhiều, bình quân là 150,2 triệu đồng/trang trại.

Lượng vốn của các trang trại hiện có sầ chênh lệch lớn, cao nhất là các trang trại tỉnh Đắc Lắc 619,5 triệu đồng, thấp nhất là Yên Bái 95,90 triệu đồng. Các tỉnh phía Bắc (từ Nghệ An trở ra) trung bình một trang trại có 116,22 triệu đồng, còn các tỉnh phía Nam có 418,38 triệu đồng, cao gấp 3,6 lần, đặc biệt đáng chú ý là các trang trại Tây Nguyên đạt bình quân 494,904 triệu đồng/trang trại.[ll]

Nguồn vốn các trang trại chủ yếu dầa vào vốn tầ có, trong các trang trại điều tra, bình quân, vốn tầ có chiếm 91,03%, trong đó các trang trại ở Đắc Lắc vốn tầ có chiếm 96%, Gia Lai, Lâm Đồng chiếm 93%, Sơn La chiếm 79,9%, Hà Nội chiếm 75,42%, Thanh Hóa 80,65%. Nguồn vốn đi vay chiếm tỷ trọng nhỏ và nguồn vay rất đa dạng, như vay của ngân hàng (chiếm 48,08%), vay đầu tư ứng trước (10,19%), vay theo dầ án (6,74%) và vay khác (34,99%). Các trang trại ở một số tỉnh phía Nam chủ yếu dầa vào vốn vay ngân hàng như ở Gia Lai chiếm 65,57%, Lâm Đồng 63,02%, Đắc Lắc 66,34%, Ninh Thuận 74,83%, Long An 68,76%. Ngược lại một số tỉnh phía Bắc lại dầa vào nguồn vốn đầu tư ứng trước, như ở Sơn La chiếm 53,17%, Thanh Hóa 38,3%. Một số trang trại lại dầa vào vốn vay dầ án, như ở Yên Bái (chiếm 37,37%), Quảng Ninh (36,97%). Một số trang trại lại dầa vào nguồn vay khác (của bạn bè, thân nhân...) là chủ yếu, như ở Hà Nội (chiếm 52,81%), Đồng Nai (52,65%)...[11]

Nếu phân chia nguồn vốn theo hướng kinh doanh thì sầ chênh lệch giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất là 3,8 lần, trong đó nhóm trang trại trồng cây

công nghiệp lâu năm và chăn nuôi lợn có qui m ô vốn bình quân cao hơn mức trung bình, còn nhóm các trang trại khác đều thấp hơn.

Nếu phân chia nguồn vốn theo hướng đầu tư vào các tư liệu sản xuất và giá trị tài sản thì đối với trang trại trồng cây lâu năm, giá trị cây trồng chiếm tỷ trọng cao nhất: 62,62%, các vật nuôi cơ bản: 1,89%, còn các tư liệu sản xuất có nguồn gốc kỹ thuật như: nhà xưởng, chuồng trại, chiếm tỷ trọng thấp 4,84%, máy kéo và các phương tiện vận tải chiếm 2,92%, các loại máy móc khác chiếm 2,71%, tắng số 5 yếu tố trên chiếm 74,98%. M ộ t số tỉnh tỷ lệ vốn đầu tư vào cây trồng lâu năm rất cao như: Gia L a i 84,79%, Đắc Lắc 89,59%, Bình Dương 88,86%, Lâm Đồng 84,63%, Sơn La 84,62%. M ộ t số tỉnh có tỷ trọng vốn đẩu tư cao cho 3 yếu tố: nhà xưởng- chuồng trại, máy kéo- phương tiện vận tải và các máy móc khác như: Long A n chiếm 32,19% trong đó riêng giá trị máy kéo, phương tiện vận tải chiếm 11,975%, Đồng Nai chiếm 2 8 , 8 7 % (riêng giá trị chuồng trại chiếm 23,39%). Các trang trại có hướng kinh doanh cây ăn quả là chính, tỷ trọng giá trị của 5 yếu tố đầu vào chiếm 7 8 , 8 1 % , trong đó riêng giá trị vườn cây chiếm 7 0 % . Đố i với các trang trại lâm nghiệp, tỷ trọng giá trị rừng trồng chiếm gần 5 0 % . N h ó m các trang trại hướng kinh doanh chăn nuôi lợn là chính có tỷ trọng 4 yếu tố đầu vào gồm chuồng trại, máy móc, máy kéo, phương tiện vận tải chiếm hơn 5 0 % và giá trị sản phẩm dở dang, tiền mặt trong kinh doanh chiếm 42,32%. N h ó m trang trại thủy sản, tỷ trọng giá trị mặt nước chiếm 61,87%, chi phí dở dang và tiền mặt chiếm 21,55%.[Ì 1]

Như vậy, xu hướng chung là các trang trại ở m i ề n Bắc có lượng vốn thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam. Trong các nguồn vốn, vốn tự có của trang trại chiếm tỷ lệ khá cao ở nhiều địa phương, chỉ có một số trang trại ở phía Nam dựa nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Ở các trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn quả, nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào giá trị cây trồng, giống phân bón. Ngược lại ở các trang trại chăn nuôi, và thúy sản, nguồn vốn chủ yếu lại dùng để đầu tư cơ sở vật chất

2.2.2.3. Về lao động

Phân tổ trang trại theo số lao động trong độ tuổi thì các trang trại có qui mô từ 1-2 lao động c h i ế m 53,75%. N h ó m trang trại có từ 3-4 lao động chiếm 34,66%, riêng Đắ k Lắk tỷ lệ này là 40,61%, Cà Mau 46,25%. N h ó m trang trại có từ 5-6 lao động c h i ế m 9,82%. N h ó m trang trại có từ 7 lao động trở lên chiếm 1,77%. Số lao động trong độ tuổi ở các trang trại phân theo ngành kinh doanh cũng khác nhau: n h ó m trang trại chăn nuôi gia cầm phần lớn có số lao động ít: Ì- 2 lao động, c h i ế m 71,83%; trang trại chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, số trang trại có quy m ô 3-4 lao động chiếm 4 4 % (chăn nuôi đại gia súc) và 41,43% (nuôi trồng thủy sản), quy m ô 5 lao động trở lên chiếm 1 6 % . Các trang trại khác xoay quanh số bình quân chung.[Ì 1]

Số lao động làm thuê ở các trang trại chưa nhiều, bình quân là 0,98 người/trang trại, trong đó bình quân một trang trại ở Đắc Lắc thuê gần 2 lao động, Hà Nội, Thanh Hóa gần 1,5 lao động, Gia Lai, L â m Đồng, Bình Dương thuê trên 1,2 lao động. Số trang trại thuê lao động thường xuyên chiếm 38,9%, trong đó trang trại ở L â m Đồng thuê lao động thường xuyên chiếm 51,79%, Đắc

Lắc76,51%.[ll]

Bảng 2: Quy m ô cácyếu tố đầu vào của các trang trại n ă m 2001 Vùng

lãnh thổ

Đất đai (ha) Lao động (người) Vốn (triệu đồng) Thu nhập (triệu đồng) Vùng lãnh thổ Tổng số Bình quân í TT

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)