2.3.2.1. Về tiêu chí nhận dạng trang trại
Theo Ban K i n h t ế Trung ương: "Tiêu chí cơ bản để xác định kinh tế trang trại là sản xuất nhiều nông sản hàng hoa, với tỷ suất nông sản hàng hoa khoảng 7 0 % trở lên; đồng thời dựa vào quy m ô sản xuất kinh doanh của trang trại về đất đai, vụn, lao động, doanh thu... thường là lớn hơn hộ tiểu nông" [15]
Còn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục T h u ế thì một trang trại phải hội đủ bụn điều kiện sau thì mới được công nhận là trang trại:
- V ề q u y mô: Đụ i với trang trại trồng các loại cây hàng năm là chủ yếu ở miền Bắc, m i ề n Trung phải có diện tích từ 2 ha canh tác trở lên, các tỉnh Nam bộ phải có diện tích từ 3 ha trở lên. Đụ i với trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ở các tỉnh miền Bắc, m i ề n Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên, các tỉnh Nam bộ phải có diện tích từ 5 ha trở lên. Đụ i với trang trại chăn nuôi trâu, bò phải có từ 50 con trỏ lên; lợn có từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa dưới 2 tháng); gia cầm từ 2.000 con trở lên (không tính sụ con dưới 7 ngày tuổi). Đụ i với trang trại lâm nghiệp phải có l o ha đất rừng trở lên. Đụ i với trang trại nuôi trồng thúy sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước trở lên.
- Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên từ 2 lao động trở lôn/năm. N ế u lao động thời vụ thì qui đổi thành lao động thường xuyên.
- Chủ trang trại phải là những người có k i ế n thức, kinh nghiệm về nông, lân, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại.
- Lấy sản xuất hàng hoa làm mục đích chính và có thu nhập vượt trội so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương.
Tuy nhiên, k h i áp dụng những tiêu chí này vào thực tế, cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Những hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có đủ quy m ô v ề diện tích đất đai, mặt nước nhưng chưa có doanh thu vì đang trong giai đoạn đầu tư cơ bản hoặc đã qua giai đoạn đầu tư nhưng chưa có sản phẩm để tiêu thụ (như lâm nghiệp, cây ăn quả) thì không đưốc công nhận do chưa đạt tiêu chí về giá trị. Chi tính ở Tuyên Quang số trang trại như vậy chiếm đến 47,2% tổng số trang trại của địa phương. N ă m 2000 ở Long A n có 8.905 trang trại đưốc công nhận nhưng qua 2 năm l ũ lớn chi còn 2.498 trang trại đạt tiêu chí do số còn lại bị thất thu. Ngưốc lại, các hộ sản xuất với diện tích không lớn nhưng do áp dụng
tiến bộ kỹ thuật và đầu tư giống mới nên năng suất, doanh thu cao, vưốt tiêu chí v ề giá trị sản lưống hàng hóa dịch vụ bình quân năm nhưng cũng không đưốc công nhận là trang trại do không đạt tiêu chí v ề quy
m ô diện tích. Đ ó là trường hốp của các hộ trồng hoa ở Lâm Đồng, nuôi cá bè, nghêu, sò huyết... ở miền Trung.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đầu năm 2000, cả nước có khoảng 110.000 trang trại. Nhưng từ khi có tiêu chí mới thì SỐ lưống trang trại ước chi còn trên 60.000 trang trại. số lưống này là do các địa phương dựa trên các tiêu chí để tự thống kê lấy. [20]
Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một quy định hoặc hướng dẫn nào v ề trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận kinh t ế
trang trại nên các trang trại chưa đưốc một cơ quan nào của Nhà nước xác nhận trang trại của họ đạt tiêu chí quy định hay chưa. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng tới việc triển khai các chính sách của Nhà nước ưu tiên cho trang trại, chẳng hạn như các cơ quan thuế, ngân hàng... không có cơ sở
pháp lý đế giải quyết cho các chủ trang trại đ ượ c h ưở n g các chính sách ưu đãi m à Nghị quyết số 03 NQ/CP của Chính p h ủ c ũ n g n h ư các văn
bản của các bộ, ngành đã q u y định. sắp tới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ có q u y định rõ ràng hơn tiêu chí của các trang trại.
2.3.2.2. Về số lượng trang trại
Trong những năm vừa qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có bước
phát triển vượt bậc về quy m ô sản xuất nhưng nhìn chung vẫn là nền sản xuất nhử, lạc hậu, chủ y ế u dựa trên sản xuất của các hộ gia đình với quy m ô nhử, phân tán và mang tính tự phát. Hiện nước ta có khoảng 13 triệu hộ tiểu nông, với hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp chia nhử thành gần 75 triệu thửa. ở Đồ n g bằng sông Hồng, bình quân một hộ có tới 20 thửa, bình quân một thửa có diện tích khoảng từ 200- 500 m2 (các giải pháp tài chính...)- Việc phát triển các trang trại đã đánh dấu sự phát triển về chất của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nhưng những đóng góp của kinh tế trang trại còn bị hạn c h ế nhiều và chưa tương xứng với t i ề m năng to lớn của nó. Số lượng trang trại còn rất hạn chế, tính đến tháng 10/2001 cả nước có 60.758 trang trại, chỉ chiếm 0,42% trong tổng số hộ gia đình nông thôn. . Các trang trại quy m ô lớn trên 200 ha có rất ít. Hiện nay quỹ đất đai ở các tỉnh, đặc biệt các tỉnh m i ề n núi và ven biển còn rất nhiều nhưng chưa được khai thác sử dụng, vẫn trong tình trạng để hoang hoa, do đó Nhà nước cần khuyên khích mạnh mẽ phát triển kinh tế trang trại nhằm tăng thêm về số lượng trang trại trên cả nước, đặc biệt đối với những vùng có quĩ đất lớn.
2.3.2.3. Vấn đê quan hệ ruộng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thúy hải sản. Để phát triển kinh t ế trang trại, trước hết phải mở rộng đất đai đạt tối quy m ô nhất định, nhất là những nơi có t i ề m năng mở rộng diện tích như vùng trung du m i ề n núi và ven biển.
ở nước ta đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhung h ộ nông dân được nhà nước giao đất và họ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, nhờ vậy
việc hình thành các trang trại có qui mô sản xuất lớn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xúc tiến nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai trong các trang trại ở nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra.
Thứ nhất là vấn đề hạn điền.
Như chúng ta đã biết quá trình phát triển kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến việc tích tụ và tập trung ruộng đất, đó là yêu cầu tất yếu cỳa nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề đất đai không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế m à nó còn là vấn đề xã hội đối vói bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt đối với những nước đất chật người đông. Hiện nay theo qui định cỳa Luật Đất đai, đất nông nghiệp cỳa một hộ không quá 3 ha ỏ Nam Bộ và 2 ha ở các tỉnh đối với cây hàng năm. Nhìn chung, mức hạn điền đó không phải là quá thấp, bởi lẽ bình quân ruộng đất cỳa hộ nông dân nước ta hiện nay tương đối thấp, dưới 0,6 ha/hộ. So với qui m ô sản xuất bình quân cỳa trang trại các nước trong khu vực châu Á thì qui m ô trang trại ở nước ta cũng thuộc loại trung bình (Hàn Quốc: 1,08 ha; Ấn Độ: 2 ha; Philippin: 3,6 ha). Tuy vậy, trên thực tế ở nước ta, nhiều trang trại đã vượt mức hạn điền: tỉnh Sóc Trăng có 9596 hộ vượt hạn điền, chiếm 5,3% tổng số hộ; tỉnh Tây Ninh chiếm 6,3%; tỉnh Minh Hải chiếm 8%. Vấn đề đặt ra là chỉ nên quy định mức tối thiểu, trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để quy định mức hạn điền cho phù hợp sao cho vừa tạo điều kiện cho các trang trại có qui mô ruộng đất hợp lý, nhưng đồng thời giải quyết được vấn đề xã hội cỳa địa phương. Ở một số trang trại chăn nuôi gia súc có sừng, do chưa xác định mức hạn điền hợp lý nên đã dẫn đến tình trạng một số trang trại lớn có quá ít đất chăn thả làm cho mật độ gia súc quá cao, thiếu thức ăn, nước uống nghiêm trọng trong mùa khô, gây ô nhiễm môi trường...
Thứ hai, chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dai cho các trang trại.
Do lịch sử để lại nên vấn đề đất đai ở nước ta rất phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các hộ nông dân làm cho các chỳ trại chưa thực yên tâm đầu tư và ảnh hưởng tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của trang trại, như vấn đề t h ế chấp để vay vốn hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai... Đáng lưu ý là hiện nay, ở Đồ n g bằng sông cửu Long vẫn tồn tại dai dẳng hiện tượng chủ đất cũ đòi lại ruộng đất sau khi các hợp tác xã và các tớp đoàn sản xuất tan rã vào cuối những năm 80. Cùng với tình trạng trên, ở hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, nhiều trang trại mua bán, sang nhượng đất đai, phá rừng, lớp trang trại trái phép. Ở Yên Bái tình hình đó cũng diễn ra nhưng ít hơn. Có những trang trại tuy đã trồng cây được 2-3 năm nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhớn quyền sử dụng đất làm cho họ không yên tâm đầu tư. Những nguyên nhân cơ bản trên đã cản trở việc cấp giấy chứng nhớn quyền sử dụng đất cho các hộ. Để thúc đẩy nhanh hơn việc cấp giấy chứng nhớn cần phải có những qui định tạm thời phù hợp hơn với tình hình hiện nay và đồng thời phải có những biện pháp kiên quyết hơn để giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Thứ ba, xuất hiện tình trạng giao đất không đúng đối tượng ở một số tỉnh, đặc biệt là ở Đồng bằng sông cửu Long. Hiện nay đang có hiện tượng một số đơn vị được giao đất nhưng đã sử dụng đất không đúng mục đích. H ọ cho nông dân thuê lại để thu tô, nghiêm trọng hơn, nhiều nơi đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép. Theo số liệu mới điều tra, trong số 36 cơ quan và cá nhân được giao đất ở Bạc Liêu để "tự túc" thì có 21 cơ quan đã cho nông dân thuê lại. ở huyện Vĩnh Lợi, chỉ riêng văn phòng U B N D và phòng Tài chính huyện nắm trong tay 704,32 ha, cơ quan huyện đội cũng có 57,88 ha cho nông dân thuê. Đặc biệt Công ty nuôi trồng thúy sản Vĩnh Hớu được giao 1130 ha thì phần lớn đem phát canh, hàng năm thu tô lên đến hàng tỷ đồng. Ở tỉnh Cà Mau cũng xẩy ra tình hình tương tự [21]. N h ư vớy, trong khi hàng trăm nghìn nông dân đồng bằng sông Cửu Long không có đất thì một lượng đất không nhỏ đã tớp trung trong tay một số người hoặc tớp thể chưa từng là nông dân, nhưng do được "ưu tiên" giao nhiều đất, họ đã bỗng trở thành các chủ đất mới. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi các cấp chính quyền phải tăng cường quản lý chặt chẽ đất đã được giao cho các đơn vị, không để xẩy ra hiện tượng các đơn vị này không
sử dụng đất đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước, trong k h i rất nhiều nông dân và các trang trại lại rất cần đất để kinh doanh.
2.3.2.4. Vấn đề vốn và tín dụng cho trang trại
Vốn là vấn đề cấp thiết của các trang trại ở nước ta hiện nay. Hầu hết các trang trại đều rất cần tăng thêm nguồn vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất và tăng quy m ô sừn xuất.
Để vốn tăng nhanh thì không thể chỉ phụ thuộc vào việc tăng vốn tự có mà cần phừi khai thác nhiều hơn vốn từ ngân hàng và các nguồn vốn khác trong xã hội.
Về nguồn vốn của ngân hàng. Mặc dù thời gian vừa qua, các trang trại đã nhận được một lượng vốn nhất định từ ngân hàng, song so với nhu cầu của trang trại thì còn rất nhỏ và việc cho các trang trại vay vốn còn bộc l ộ nhiều vấn đề nhu:
- Thủ tục vay vốn còn phức tạp trong k h i trình độ văn hoa của người nông dân còn thấp. Các quy định cho vay của ngân hàng còn quá nhiều thủ tục giấy tờ, nhất là quy định bắt họ phừi lập dự toán khi vay vốn.
- Quy định về tài sừn thế chấp còn chưa phù hợp với thực tế. Từ nhiều năm nay, hộ nông dân chủy ế u dùng nhà cửa, đất đai để t h ế chấp. Cơ sở để t h ế chấp đất đai là giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Trong k h i đó, hiện nay việc cấp giấy chứng nhận đất đai cho các hộ nông dân còn rất chậm chạp, trên toàn quốc mới chỉ đạt trên 4 0 % . M ộ t vấn đề nữa là việc xử lý tài sừn t h ế chấp để thu hồi nợ rất khó khăn và phức tạp. Bởi l ẽ , theo q u y định, giá trị của quyền sử dụng đất t h ế chấp được xác định theo giá đất do ủ y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo qui định của chính phủ, tuy nhiên giá đó lại thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế. Sự tồn tại hai loại giá như trên cho cùng một tài sừn là không hợp lý, gây thiệt hại cho người có quyền sử dụng đất. Mặt khác, đất ở nhiều nơi rất khó bán do ít người có nhu cầu mua. Những nguyên nhân trên đây đã làm cho ngân hàng rất ngại cho nông dân vay vốn.
- Thời gian cho vay chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp. Có những đối tượng lẽ ra phải cho vay dài hạn để phù hợp với chu kỳ kinh doanh 2 năm, 3 hoặc 5 năm thì mới cho thu hoạch (cây công nghiệp, một số cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc...), nhưng các ngân hàng chỉ cho vay ngứn hạn từ 6 - 9 tháng nên nông dân rất khó khăn, nhiều k h i họ phải trả lãi suất nợ quá hạn gấp 1,5 lần so với mức lãi suất cho vay bình thường.
Đố i với nguồn vốn hình thành do liên doanh, liên kết sản xuất: từ k h i có luật đầu tư nước ngoài đến nay, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã có trên 100 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 8 triệu USD; lĩnh vực ngư nghiệp có trên 30 dự án với số vốn là 39 triệu USD; đầu tư sản xuất mía đường ở Thanh hóa là 60 triệu USD.[10] Tuy nhiên, nguồn vốn này hiện nay tăng rất chậm vì đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưỏng rất lớn của điều kiện tự nhiên vốn luôn thay đổi. Sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn do yếu tố chủ quan tạo nên vì đây là lĩnh vực mới được phát triển ở nước ta trong những năm gần đây nên các chính sách còn có nhiều thay đổi, sự hỗ trợ và điều tiết của nhà nước đối với nông nghiệp còn có nhiều hạn chế. Những lý do đó khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn rất dè dặt.