THẬP CÂU (MƯỜI NGÒI) CŨNG GỌI LÀ MIỆT THỨ

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 84 - 85)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

THẬP CÂU (MƯỜI NGÒI) CŨNG GỌI LÀ MIỆT THỨ

Ở phía tây nam đạo Long Xuyên, từ ngòi thứ Nhứt đến ngòi thứ Mười trải dài cân nhau, do nước từ ao chằm, [77b] đồng ruộng chảy thông ra ngoài biển; ở đây sinh nhiều cá, tôm.

ĐỐC HUỲNH CẢNG (CỬA ĐỐC VÀNG) (CỬA SÔNG ÔNG ĐỐC) (<!--[if !supportFootnotes]-->[26]<!-- [endif]-->[321])

Rộng 4 trượng, sâu 10 thước ta, cách đạo Long Xuyên (Cà Mau) về phía tây 107 dặm rưỡi. Trong đạo có quán xá đông đúc, thuyền bè tấp nập. Từ cảng cách 84 dặm đến ngã ba sông Khoa Giang rồi thông ra biển. Năm Đinh Dậu (1777), Tây Sơn vào xâm chiếm, thành Gia Định thất thủ; khi ấy Thế Tổ còn ở tiềm để (<!--[if !supportFootnotes]-->[27]<!--[endif]-->[322]), cưỡi thuyền buồm nhỏ theo vua Duệ Tông (Nguyễn Phúc Thuần) lưu lạc đến đây, đến khi giặc Tây Sơn đánh úp, ngự giá (<!--

[if !supportFootnotes]-->[28]<!--[endif]-->[323]) đang tạm trú ở thủ ngự Long Xuyên thì bị quân Tây Sơn bắt giải về

mạn bắc (<!--[if !supportFootnotes]-->[29]<!--[endif]-->[324]), quan binh hộ tống đều bị bắt cả, chỉ có thuyền buồm nhỏ tách riêng đậu ở sông Khoa Giang nên được bình yên. Vua muốn thừa lúc đang đêm chạy ra biển để đi xa nhưng thuyền tới đâu cũng bị cá sấu cản đường không sao chạy được, dù chỉ là gang tấc, trong thuyền ai nấy đều kinh hãi. Sáng ra dân ở đấy bẩm báo rằng đêm qua thuyền giặc vây khắp dọc theo bờ biển, chúng đi tuần tiễu bốn phía [80a] không thấy bóng dáng quan binh đâu cả, đến quá trưa quân địch mới dẫn nhau đi mất. Khi ấy thuyền buồm nhỏ mới chạy ra đảo Thổ Châu (Chu) được yên ổn. Như vậy là trời sắp sinh ra thánh nhân để thành tựu khai sáng nghiệp lớn, Trung hưng như ngày nay nên đưa đến chỗ nguy mà ban phước, cho gặp khó mà bảo toàn, khiến cho có mưu sâu để nhận trách nhiệm to lớn; sông núi giúp linh, loài sấu theo bảo vệ, thật như rồng lên mây thoát khỏi ao tù, có quỷ thần hỗ trợ, ngăn cấm những việc chẳng lành. So với việc Hán Cao Tổ được trận gió lớn ở sông Tuy Thủy (<!--[if !supportFootnotes]-->[30]<!--[endif]-->[325]), Hán Quang Võ được nước đóng băng ở sông Hô Đà (<!--[if !supportFootnotes]-->[31]<!--[endif]-->[326]) thật chẳng khác nhau vậy.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 84 - 85)