TRÀ VANG GIANG (SÔNG TRÀ VINH) ([44][216])

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 52 - 53)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

TRÀ VANG GIANG (SÔNG TRÀ VINH) ([44][216])

Rộng 13 tầm, sâu 5 tầm, ở phía tây sông Cổ Chiên. Nơi đây có đồn thủ ngự Quang Phục, người Việt và người Thổ ở chung nhau, chợ phố liên tiếp, thuyền buôn tụ hội, tạo thành một doi biển đông đảo nhất ở miền biển. Thuở trước nơi đây là vùng đất thuộc Cao Miên, năm Canh Tý thứ 3 (1780), vì có việc cần phải trưng dụng dân phu quân lính mà tù trưởng Trà Vinh lúc ấy là [53a] Ốc nha ([45][217]) Suốt ương ngạnh không chịu phụng mạng. Triều đình sai quan chinh thảo, nhưng vì xứ ấy đầy rừng rậm chằm lớn, hoang vu rậm rạp, chúng chiếm cứ chỗ rừng bụi hiểm trở, lấy tài bắn nỏ làm sở trường, thường dùng trận phục ngưu dò xét quân ta sơ hở thì cưỡi trâu dài chân lớn móng, bày đội ra xung kích, bầy trâu vừa đạp vừa húc chọi, nên quân ta không

thắng được.Ngoài tháng 4, Ngoại hữu Thượng tướng quân Phương Quận công tự cầm quân tinh nhuệ, dùng khiên da, súng lớn, bắn tiến vào rừng sâu và cho đốn cây cối thật quang đãng, rồi vây chặt sào huyệt của chúng. Chúng mất thế hiểm yếu, thế cùng, quân ta một trận bắt hết, giết bọn đầu đảng cừ khôi, còn dư đảng đều được phủ dụ, cảm hóa thành dân lương thiện. Năm Đinh Mùi (1787), khi mới Trung hưng đã dùng dân ấy làm binh lính đồn Oai Viễn; họ từng theo chinh thảo có công trạng, nay có lệnh: phàm sự việc thuộc người Việt ta thì do Tri huyện Vĩnh Bình xử lý, còn dân Cao Miên thì thuộc đồn Oai Viễn xử lý; nếu như người Việt, người Thổ liên can nhau, thì 2 nha phải cùng nhau xem xét, xử lý [53b]. Nhờ sự sắp đặt tổ chức rõ ràng như vậy, nên người người đều an cư lạc nghiệp, phân nửa những gò hoang đất trống đều được khai khẩn thành ruộng vườn để trồng trọt.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w